"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích

Thế giới này rộng lớn và luôn có một góc nào đó sẵn sàng mở ra đón nhận trẻ.

Nhiều người lớn khi nghe trẻ nói "Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con" theo bản năng trả lời "Nếu không muốn chơi thì đừng chơi. Con cứ chơi một mình, không cần phải chơi với ai"

Nhưng theo góc độ tâm lý, trẻ dễ cảm thấy tổn thương, vì bố mẹ đang truyền tải thông điệp "Cảm xúc của con không quan trọng, chỉ cần chịu đựng và mọi chuyện sẽ qua thôi".

Thực tế, trẻ em có nhu cầu giao lưu và không thể lúc nào cũng chơi một mình. Nếu bố mẹ phản ứng như trên trong thời gian dài, dần dần trẻ sẽ phát triển tâm lý né tránh hoặc thù địch.

Vì vậy, có 3 kiểu giúp trẻ cải thiện EQ, học cách quản lý cảm xúc, cũng như được quý mến hơn. 

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 1

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 2

"Mẹ cũng từng bị từ chối khi còn nhỏ, mẹ hiểu cảm giác đó"

Trong trường hợp này, bố mẹ đừng vội đưa ra lời khuyên mà hãy thừa nhận cảm xúc của trẻ. Việc này rất quan trọng vì giúp trẻ cảm nhận được rằng cảm xúc đó là phù hợp và được xem trọng.

Mẹ có thể ôm hoặc nhắc lại những gì trẻ nói để thể hiện sự thấu hiểu, chẳng hạn như "Ồ, các bạn ấy không muốn chơi với con nên con hơi thất vọng phải không?" Cách diễn đạt này nhằm đồng cảm với những gì trẻ đang trải qua.

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 3

Khi cảm xúc của trẻ được nhìn thấy và chấp nhận, sẽ tự nhiên bình tĩnh lại. Sự thấu hiểu này tạo ra một không gian an toàn, nơi trẻ bộc lộ cảm xúc mà không lo sợ bị phán xét. Trẻ cảm thấy rằng không có gì sai khi buồn bã hoặc thất vọng, và phát triển khả năng quản lý cảm xúc lành mạnh.

Sau khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Một cách hiệu quả là khuyến khích trẻ suy nghĩ về các lựa chọn và giải pháp. Ví dụ, mẹ có thể hỏi: "Con có nghĩ rằng có cách nào khác để chơi với các bạn không?" Qua đó, trẻ sẽ được khuyến khích tìm ra những cách tiếp cận mới.

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 4

“Con nghĩ vì sao bạn không muốn chơi cùng nhau? Con đoán xem”

Bố mẹ đừng vội nói trực tiếp nói "Con nên làm gì" mà hãy hướng dẫn trẻ tự phân tích. Việc này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy và ra quyết định. Thay vì chỉ đưa ra giải pháp, hãy khuyến khích trẻ suy nghĩ và khám phá các lựa chọn.

Ví dụ, khi trẻ gặp phải tình huống khó xử như bạn bè chơi trò khác, mẹ có thể hỏi: "Bạn lại chơi trò khác rồi à?" Câu hỏi này giúp trẻ nhận ra tình huống, cơ hội tự suy nghĩ về cảm xúc và hành động tiếp theo.

Mẹ cũng có thể gợi ý một số câu hỏi mà trẻ tự hỏi mình, chẳng hạn "Sao không thử hỏi 'Bạn đã có đủ người chưa? Mình có thể tham gia không?"

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 5

Nếu trẻ trả lời rằng không biết phải làm sao, mẹ có thể đưa ra một số khả năng cụ thể và để trẻ chọn lựa. Ví dụ: "Con có thể hỏi bạn xem họ có cần thêm người chơi không, hoặc con tham gia vào một nhóm khác đang chơi." Việc đưa ra các lựa chọn giúp trẻ thấy rằng có nhiều cách để giải quyết vấn đề và không chỉ giới hạn trong một phương án duy nhất.

Dạy trẻ suy nghĩ về "lý do" quan trọng hơn là trực tiếp bảo trẻ "phải làm thế nào". Khi trẻ hiểu được lý do đằng sau một hành động, sẽ có khả năng áp dụng kiến thức đó trong những tình huống khác. 

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 6

"Sao con không thử chơi với bạn khác? Ví dụ, hỏi A xem có muốn chơi bóng đá không?"

Giao lưu cũng giống như leo cầu thang. Trẻ phải thực hiện từng bước để tránh bị ngã.

Nếu bị bạn bè từ chối, trẻ có thể bắt đầu bằng cách "một kèm một", kết nối với bạn bè thân thiện khác để giúp giảm bớt khó khăn và sự thất vọng, đồng thời tích lũy dần kinh nghiệm xã hội.

Giống như khi một người thành công bước đầu, họ sẽ có động lực để theo đuổi thành công tiếp theo. Trẻ sẽ nghĩ "Mình có thể làm được" thay vì "Người khác không muốn chơi với mình" hoặc "Mình không được yêu thích".

Tất nhiên, không phải mọi nỗ lực giao tiếp xã hội đều thành công và trẻ cần học cách chấp nhận sự từ chối. Mẹ có thể nói, "Đôi khi bạn không muốn chơi cùng, không phải lỗi của con. Sao chúng ta không chơi cầu trượt hoặc chơi xích đu nhỉ?"

"Mẹ ơi, bạn không muốn chơi với con", 3 câu trả lời EQ cao giúp con luôn được yêu thích - 7

Hãy cho trẻ hiểu rằng việc bị từ chối không có nghĩa là "Tôi không đủ tốt", chỉ là lần này điều đó không phù hợp. Khi trẻ học cách điều chỉnh tư duy, khả năng phục hồi tâm lý sẽ dần trở nên mạnh mẽ và phản ứng linh hoạt ở các tình huống xã hội trong tương lai.

Một câu trả lời sai sẽ dạy trẻ cách "chịu đựng" và "ghét bỏ", trong khi một câu trả lời đúng sẽ dạy trẻ cách "hiểu, thử, điều chỉnh và chấp nhận". Kỹ năng xã hội không phải là bẩm sinh có được mà phải qua quá trình rèn luyện. Mỗi lần trẻ đối mặt với tình huống trên, dù thành công hay thất bại, đều là một cơ hội để phát triển.

Thế giới này rộng lớn và luôn có một góc nào đó sẵn sàng mở ra đón nhận trẻ. Khi trẻ hiểu được sự thật này, sẽ không buồn vì bị người khác từ chối, cũng không chối bỏ bản thân vì điều đó.

Thay vào đó, trẻ sẽ nhìn nhận từ chối như một phần của cuộc sống và không cho phép nó xác định giá trị của mình. Việc chấp nhận bản thân, cả những điểm mạnh và điểm yếu, sẽ giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng mạnh mẽ hơn.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sân khấu Việt Nam - 50 năm một chặng đường

Sân khấu Việt Nam - 50 năm một chặng đường

Ngày 30/4/1975 đã xóa đi khái niệm “Miền Bắc” - “Miền Nam”. Trên đất nước ta chỉ có một dải thống nhất từ đỉnh Lũng Cú tới mũi Cà Mau. Non sông một mối, văn nghệ một nhà, trong đó có sân khấu đã có sự giao thoa giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn