Bố mẹ bận rộn không có thời gian dành cho con, hãy làm tốt 3 điều này, nhiều khi hiệu quả hơn ở bên cạnh 24/24
Nếu bố mẹ quá bận rộn, có thể tham khảo một số cách để cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Trường hợp bố mẹ quá bận rộn với công việc, vậy làm sao có thể cân bằng giữa sự nghiệp, gia đình và thời gian cho con cái?”
Theo một chuyên gia tâm lý, nhiều bậc bố mẹ đang hiểu lầm về việc “đồng hành cùng con”. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng khi đồng hành là nên làm những việc có ý nghĩa như đi du lịch, dã ngoại, đi tham quan viện bảo tàng,… nhằm trau dồi kiến thức, nguyên tắc...
Hoặc nếu bố mẹ không thể dành trọn một ngày cuối tuần thì không thể xem là đồng hành cùng con.
Trên thực tế, mấu chốt của việc đồng hành cùng trẻ không phải là thời gian mà là chất lượng. Điều này không đơn giản là nén công việc, tăng thời gian mà là thực sự chất lượng khi ở cùng nhau.
Bố mẹ nên dành thời gian chất lượng ở bên con.
Vậy tình bạn chất lượng giữa bố mẹ và con cái diễn ra như thế nào?
Tình bạn chất lượng với con, không có nghĩa là luôn dành thường xuyên đọc sách, giải trí, mà còn thể hiện qua việc giao tiếp, tương tác trong nhiều chi tiết của cuộc sống như ăn uống, mặc quần áo, trò chuyện....
Bởi vì trẻ không chỉ cần sự đồng hành mà còn cần được an ủi về mặt tâm lý và phát triển khả năng như.
- Cảm giác an toàn khiến trẻ cảm thấy thoải mái.
- Hướng dẫn để trẻ học cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
- Bố mẹ an ủi, giúp trẻ giải quyết cảm xúc khi bản thân không thể.
- Giúp trẻ có ý thức tuân thủ các quy tắc của trường mẫu giáo hoặc gia đình.
- Không gian độc lập phù hợp giúp trẻ phát triển ý thức tự chủ và không quá phụ thuộc vào người khác.
- Sự tự tin khiến trẻ cảm thấy mình có năng lực và giải quyết một số khó khăn.
- Cảm giác được chấp nhận khiến trẻ cảm thấy rằng dù có khuyết điểm thì cũng đáng được chấp nhận.
- Đối với các kỹ năng xã hội, bố mẹ dạy con cách thể hiện điều gì đó, cách xây dựng tình bạn và thương lượng xung đột.
- Sự đồng cảm khiến trẻ cảm thấy rằng cảm xúc của mình có thể được thấu hiểu.
Vậy bố mẹ có thể làm gì để mang lại cho con tình bạn tốt?
Như đã đề cập trước đó, tình bạn tốt không phụ thuộc vào thời gian mà là chất lượng, nói cách khác, chỉ cần bố mẹ chú ý, dù chỉ 1 phút với con cũng có thể tạo ra tình bạn chất lượng.
Chủ động chú ý đến cảm xúc của trẻ và phản ứng kịp thời
Bố mẹ có thể thử nghĩ lại, có bao giờ vì quá bận rộn mà bỏ qua cảm xúc của con?
Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng khi thể hiện cảm xúc: Có trẻ khóc và gây ồn ào khi tức giận, nhưng trẻ khác im lặng khi sợ hãi...
Nếu bố mẹ vẫn chưa phát hiện ra những đặc điểm cảm xúc của con, vì vậy hãy tiếp tục quan sát từ bây giờ. Điều này sẽ giúp bố mẹ xác định được trạng thái cảm xúc trẻ chính xác hơn. Khi hiểu rõ cảm xúc của con, sẽ biết rõ về nhu cầu hiện tại và chủ động đáp ứng.
Ví dụ, khi mẹ thấy trẻ im lặng và có chút tức giận. Lúc này, mẹ nên dừng việc đang làm lại, chú ý đến cảm xúc thử hỏi trẻ "Sao con lại tức giận vậy? Con có thể nói với mẹ không?" Theo phản ứng thông thường trẻ sẽ kể cho mẹ nghe chuyện gì đã xảy ra.
Trong quá trình đồng hành, bố mẹ cũng nên xử lý được cảm xúc của chính mình. Nếu lúc này tâm trạng không tốt, nên tạm thời cách ly bản thân và con. Bởi trong trạng thái cáu kỉnh, bố mẹ khó có thể kiên nhẫn thấu hiểu, lắng nghe những câu chuyện trẻ kể.
Chủ động chú ý đến cảm xúc của trẻ và phản ứng kịp thời.
Đừng từ chối khi trẻ cần giúp đỡ
Mỗi lần trẻ nhờ giúp đỡ đều rất quan trọng, điều đó thể hiện sự tin tưởng, cảm giác an toàn với bố mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ vô tình bỏ qua những yêu cầu vì bận rộn với công việc. Đây là một sai lầm nghiêm trọng.
Khi trẻ nhờ giúp đỡ, dù chỉ là một câu “tại sao” đơn giản, hãy cố gắng kiên nhẫn lắng nghe rồi trả lời.
Ví dụ, khi mẹ đang làm việc ở nhà và được trẻ hỏi "Bên ngoài kiến rất nhiều, đều bò về một hướng, kiến đang làm gì vậy ạ?" Lúc này, mẹ có thể những gì mình biết “Bởi vì trời sắp mưa và lũ kiến đang di chuyển.” Hoặc chỉ cần cùng trẻ quan sát một lúc và trò chuyện, trẻ sẽ có thêm ý tưởng của riêng mình.
Nếu bố mẹ thực sự không có thời gian để giải quyết vấn đề này, đừng từ chối thẳng thừng. Hãy nói với trẻ "Con yêu, mẹ có việc phải làm, khoảng nửa tiếng nữa sẽ xong, con đợi mẹ được không?" Hoặc đưa ra giải pháp khác “Bố hiện tại có việc, sao con không hỏi mẹ, có lẽ mẹ sẽ biết.”
Mỗi phản hồi tích cực sẽ khiến trẻ cảm thấy mình được tôn trọng, học được nhiều khả năng giải quyết vấn đề, có được sự tự tin thông qua hướng dẫn.
Nếu nắm bắt được trọng tâm, bố mẹ bận rộn đến đâu cũng có thể dành thời gian cho con.
Dù không ở nhà vẫn tương tác với con
Ngoài ra, đôi khi đi công tác, bố mẹ không thể gặp mặt con trực tiếp, tuy nhiên cũng cần tương tác với nhau.
Ví dụ, bố mẹ có thể dành 10 phút mỗi ngày để trò chuyện video, hay để trẻ nhìn thấy môi trường xung quanh, trò chuyện với nhau về những trải nghiệm về một ngày.
Nếu thực sự quá bận rộn, mẹ có thể thỏa thuận với con theo cách nào đó, chẳng hạn như mỗi ngày vẽ một bức tranh làm nhật ký. Sau khi về nhà, hãy lắng nghe trẻ chia sẻ hết bức tranh này đến bức tranh khác.
Đồng hành cùng trẻ thực ra là vấn đề kỹ năng. Tình bạn chất lượng giữa bố mẹ và không phụ thuộc bao lâu, mà ảnh hưởng từ việc trẻ thực sự cần nuôi dưỡng. Nếu nắm bắt được trọng tâm, bố mẹ bận rộn đến đâu cũng có thể dành thời gian cho con.
Bình luận