Bố mẹ là số mệnh của con: 3 kiểu gia đình cố gắng thế nào cũng khó dạy được những đứa trẻ xuất sắc
Bố mẹ có sức ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành tính cách và nhận thức của trẻ trong cuộc sống.
Viên Viên đã tốt nghiệp đại học được 3 năm và đang làm việc hành chính tại một công ty gần nhà. Sở thích của cô ấy là vẽ tranh. Cô thỉnh thoảng nhận vẽ minh họa trên nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau để kiếm thêm tiền tiêu vặt.
Viên Viên có bạn trai và đã hẹn hò nhiều năm, nhưng vì bố cô không thích hộ khẩu nông thôn của bạn trai nên hai người chưa bao giờ tiến tới giai đoạn bàn bạc về chuyện kết hôn.
Trong mắt bố, Viên Viên là một đứa trẻ vô vọng, vì cô đã nhiều lần trượt kỳ thi tuyển công chức. Ông cảm thấy công việc hiện tại của con gái không mang lại cho ông bất kỳ vinh dự nào.
Một buổi chiều, Viên Viên đang nghỉ ngơi ở nhà và nướng bánh mì. Cô đã ghi lại quá trình này trên máy tính trong khi mẹ đang xem TV và làm việc nhà ở phòng khách. Ngay khi bố về nhà, ông bắt đầu mắng Viên Viên khi thấy cô "không làm tròn nhiệm vụ".
Người mẹ bênh vực con gái mình được vài lời, còn người bố thì bắt đầu mắng mỏ vợ. Lần này Viên Viên không thể chịu đựng được nữa nên phản bác lại.
Nhưng không ngờ, người cha bắt đầu đập vỡ đồ đạc trên bàn, ngay cả chiếc máy tính đắt tiền mà con gái mua trả góp cũng bị ông vứt đi.
Khi Viên Viên thấy cảm xúc và hành vi của bố bắt đầu mất kiểm soát, cô lập tức lấy điện thoại di động ra và gọi cảnh sát.
Sau khi trò cơn giận trôi qua, Viên Viên nhìn chiếc máy tính đã bị đập vỡ không thể bật lên được, cùng với số tiền nợ chưa thanh toán xong, cô đột nhiên cảm thấy vô cùng buồn bã.
Ảnh minh họa.
Có lẽ vì cảm thấy bất bình với việc lớn lên thiếu tình yêu thương của bố, Viên Viên đã đăng toàn bộ sự việc lên mạng xã hội và công khai chỉ trích bố.
Sau khi nhìn thấy bài đăng, người chú (em trai của bố) lập tức gọi điện thoại đến trách mắng: "Cháu còn nhỏ, đừng nói năng vô lễ như vậy. Dù sao ông ấy cũng là bố cháu, không nên bất kính như vậy."
Viên Viên lúc đó cảm thấy rất đau lòng. Người chú yêu cầu cô phải tôn trọng bố mình, nhưng bố chưa bao giờ tôn trọng cô và mẹ.
Viên Viên kể rằng bố cô luôn đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao, nhưng cô thường làm ông thất vọng.
Trong mắt bố, công việc của cô lương thấp và không ổn định, bạn trai tôi không hợp, và hội họa chỉ là một sở thích chứ không phải công việc thực sự.
Khi còn là sinh viên, cuộc sống hàng ngày của Viên Viên luôn bị bố tôi kiểm soát. Sau khi đi làm, ngay cả người bạn trai cô yêu quý cũng không nhận được sự tôn trọng từ bố.
Trong khi đó người mẹ có tính cách yếu đuối. Thình thoảng mẹ trò chuyện với Viên Viên, nhưng chưa bao giờ nhận được bất kỳ sự giúp đỡ và hỗ trợ thực sự nào.
Sự kỳ vọng quá lớn khiến Viên Viên cảm thấy nghẹt thở, và ham muốn kiểm soát mạnh mẽ từ gia đình khiến cô muốn trốn thoát khỏi ngôi nhà này. Nhưng vì hoàn cảnh kinh tế hạn chế, cô phải sống cùng bố mẹ.
Thực tế, bố mẹ không tránh khỏi những kỳ vọng ở con. Nhưng khi trẻ không tiến bộ, cần xem xét lại phương pháp giáo dục và liệu có phù hợp với đặc điểm tính cách và nhu cầu hiện tại của trẻ hay không.
Điều quan trọng là tạo ra môi trường phát triển tốt cho con em mình. Các chuyên gia tiến hành cuộc khảo sát, kết quả cho thấy có 3 kiểu gia đình khó nuôi dạy được những đứa con xuất sắc dù đặt nhiều cố gắng thế nào.
Ảnh hưởng giáo dục gia đình đối với trẻ là điều không thể nghi ngờ. Người ta nói: "Muốn biết tương lai một đứa trẻ sẽ như thế nào, hãy nhìn vào bố mẹ đứa trẻ đó".
Bố mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình
Một số phụ huynh khi đối mặt với chuyện bất như ý dễ dàng bùng nổ cảm xúc và khó kiểm soát. Điều này đặc biệt rõ ràng khi giáo dục trẻ, tâm trạng của bố mẹ thường thay đổi nhanh chóng, từ vui vẻ sang cáu kỉnh và tức giận trong chớp mắt.
Những cảm xúc này ảnh hưởng đến bản thân phụ huynh, tác động sâu sắc đến trẻ em trong gia đình.
Ví dụ, đôi khi bố vẫn lo lắng về công việc sau giờ làm, nhưng con cái lại đang chơi vui vẻ. Vào thời điểm này, phụ huynh có thể trút cảm xúc căng thẳng từ công việc lên con, la mắng. Sự không công bằng này khiến trẻ cảm thấy bối rối, tạo ra bầu không khí ngột ngạt trong gia đình.
Bố mẹ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc.
Trẻ lớn lên trong kiểu gia đình này luôn cảm thấy bị đổ lỗi, mặc dù không phạm lỗi gì cả. Hệ quả, trẻ này thường phát triển cảm giác tự ti, lo âu và thiếu tự tin. Trẻ học cách né tránh người lớn hoặc trở nên quá nhạy cảm với các phản ứng của người khác, dẫn đến việc không dám bày tỏ cảm xúc hay ý kiến của mình.
Hơn nữa, việc bị trách phạt liên tục có thể để lại những vết thương tâm lý sâu sắc. Những người lớn lên trong môi trường như vậy thường có tâm trạng bi quan và chán nản. Họ có thể trở nên khó khăn hơn trong việc xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, vì luôn mang trong mình những nỗi sợ hãi và mặc cảm.
Bố mẹ mong muốn kiểm soát con cái mạnh mẽ
Nhiều trẻ thường nghe nhất từ bố mẹ là: "Con phải làm điều này" và "Con không được làm điều này".
Bố mẹ thường sẽ lên kế hoạch lâu dài, nhưng không thể xem kiểm soát mọi khía cạnh trong cuộc sống của trẻ là biểu hiện tình yêu thương
Trong những gia đình mà bố mẹ kiểm soát quá mức, hành vi của trẻ sẽ hạn chế, mất dần khả năng tự đưa ra lựa chọn và chịu trách nhiệm về bản thân.
Đặc biệt là trẻ bước vào tuổi vị thành niên, có ý thức tự nhận thức mạnh mẽ, luôn nghĩ mình là người lớn và mong muốn thoát khỏi sự kiểm soát của bố mẹ.
Trong khi đó, bố mẹ thích cảm giác nắm giữ mọi thứ liên quan đến con trong tay, điều này dẫn đến sự đổ vỡ, xa cách.
Những bậc bố mẹ này thường có cảm giác, mình đã làm hết sức, nhưng tại sao con cái lại không hiểu được những nỗ lực vất vả? Trên thực tế, bố mẹ đã hạn chế không gian và sự tự do của trẻ.
Bố mẹ mong muốn kiểm soát con cái mạnh mẽ.
Bố mẹ thường xuyên bất hòa
Nhà tâm lý học Ngô Chí Hồng từng nói "Bố mẹ là số mệnh lớn nhất của con cái". Mối quan hệ giữa bố mẹ có hòa thuận hay không, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách và bồi dưỡng năng lực cho con.
Nếu mối quan hệ gia đình hòa thuận, đứa trẻ được bao bọc trong tình yêu thương sẽ tràn đầy hạnh phúc, tự tin và mạnh mẽ.
Nếu bố mẹ bất hòa, mối quan hệ không lành mạnh này sẽ làm xói mòn lòng tin và tình yêu của trẻ đối với gia đình.
Đồng thời, điều này sẽ trở thành cái bóng không thể xóa nhòa trong cuộc sống của trẻ, ảnh hưởng đến quan điểm về hôn nhân và lựa chọn bạn đời.
Bố mẹ thường xuyên bất hòa.
Trường hợp một số trẻ khi trưởng thành chấp nhận sự thật rằng gia đình không tốt, học cách tránh những sai lầm của bố mẹ trong hôn nhân, tìm cách nuôi dạy con tích cực, phấn đấu để trở nên độc lập.
Tuy nhiên, một số khác bị kéo xuống bởi cảm xúc của bố mẹ, trở thành người gánh chịu sự bất hòa đó.
Vì vậy, chúng ta nên xem tình yêu thương và đồng hành của bố mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển của trẻ.
Bình luận