Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản

Trẻ "sống ảo" có thể hình thành những tiêu chuẩn không thực tế về bản thân và người khác.

Hiện nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ, đặc biệt là ở trẻ dậy thì. Tuy nhiên, việc "sống ảo" – tức là thể hiện một hình ảnh lý tưởng hóa bản thân trên mạng xã hội đã dần trở thành một vấn đề ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của các em.

"Sống ảo" thường được hiểu là việc người dùng mạng xã hội tạo ra những hình ảnh, câu chuyện mà không phản ánh đúng cuộc sống thực tế của mình. Điều này có thể bao gồm việc chỉnh sửa ảnh, cập nhật những khoảnh khắc hoàn hảo, và xây dựng một hình ảnh cá nhân mà đôi khi không thực sự tồn tại.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 1

Ảnh minh họa.

Ở tuổi dậy thì, khi sự tự tin và bản sắc cá nhân đang hình thành, việc "sống ảo" có thể dễ dàng trở thành một cách để tìm kiếm sự công nhận và chấp thuận từ bạn bè.

Khi trẻ em cảm thấy cần phải duy trì hình ảnh hoàn hảo trên mạng, áp lực này có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm, và cảm giác không đủ tốt. Việc quá chú trọng vào "sống ảo" có thể khiến trẻ đánh mất khả năng thưởng thức những khoảnh khắc thực tại, dẫn đến sự cô lập và thiếu sự kết nối với gia đình.

Vì vậy, để giảm thiểu vấn đề "sống ảo", tập trung vào cuộc sống thật, cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm giáo dục và tạo cơ hội cho trẻ phát triển cân bằng giữa thế giới ảo và thực tại.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 2

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 3

Nhiều trẻ đắm chìm trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp, tìm kiếm lượt "thích" và đánh giá của người lạ, điều này ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi như thế nào?

Mong muốn thể hiện bản thân là một trong những nhu cầu chính đáng của con người, miễn là không gây ra hậu quả hay xuất phát từ động cơ không lành mạnh. Vì vậy, việc trẻ mong ước có bức ảnh đẹp, hay sự tôn trọng, ngưỡng mộ của người khác là nhu cầu chính đáng.

Tuy nhên, nếu lâu dần trẻ đắm chìm trong việc tạo dựng hình ảnh đẹp, có xu hướng "sống ảo" không còn là chính mình, khiến trẻ sinh ra nhận thức không phù hợp với độ tuổi, tăng nguy cơ đánh mất đạo đức về tính chân thật, dần trở nên "nghiện", dần quyết định cuộc sống bằng các lượt "thích", bình luận từ người khác.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 4

Có nhận định cho rằng, trẻ sống ảo thường thiếu khả năng thích nghi và dễ rơi vào khủng hoảng khi bị "văng" khỏi vùng an toàn ảo tưởng, chuyên gia nghĩ thế nào về điều này?

Đầu tiên, chúng ta cần nhận định rằng con người luôn khao khát có được sự chiến thắng và thành công. Tuy nhiên, trong cuộc sống thật, đôi khi chúng ta phải đối mặt với những khó khăn và thử thách lớn, dẫn đến nguy cơ "chôn mình" trong thế giới ảo.

Ví dụ, nhiều trẻ tìm đến trò chơi điện tử không chỉ để giải trí, mà còn thỏa mãn khao khát chiến thắng qua các màn chơi. Những trò chơi này thường mang lại cảm giác thỏa mãn tức thì, giúp trẻ cảm thấy mình có quyền kiểm soát và thành công trong một môi trường mà mình có thể dễ dàng điều chỉnh.

Tuy nhiên, nếu trẻ "chôn mình" trong thế giới ảo quá lâu, khi bước ra cuộc sống thực, có thể cảm thấy loạng choạng và lúng túng. Điều này xảy ra bởi vì trẻ đã định hình giá trị bản thân, hay tư duy của mình từ những trải nghiệm trong trò chơi, mà không thực sự trải qua những thử thách và thành công trong cuộc sống thực. Khi trẻ quá tập trung vào "sống ảo", sẽ thiếu thời gian để khám phá thế giới thực và trải nghiệm những điều phong phú mà cuộc sống mang lại.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 5

Trẻ sống quá nhiều trong thế giới ảo có thể ảnh hưởng đến những giá trị và mục tiêu cá nhân trong tương lai ra sao?

Tôi từng làm việc với các bạn thanh thiếu niên dành phần lớn thời gian cho mạng xã hội, và nhận thấy rằng các bạn dần hình thành một thế giới riêng, thậm chí có cả những người bạn tưởng tượng. Trong thế giới ảo ấy, mọi thứ dường như trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn so với thực tại. Những cuộc sống lý tưởng mà các bạn xây dựng trên nền tảng đó khiến bản thân dễ dàng bị cuốn vào.

Hệ quả là, đa phần trẻ gặp khó khăn trong việc xác định giá trị và mục tiêu cá nhân cho tương lai. Khi sống trong một môi trường mà sự thành công và hạnh phúc được định hình bởi những lượt thích, bình luận và thành tích ảo, trẻ trở nên mơ hồ về những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. 

Do đó, trẻ không có đủ thời gian và năng lượng để đầu tư, cố gắng trong cuộc sống thật. Những cơ hội để phát triển kỹ năng, xây dựng mối quan hệ và trải nghiệm thực tế bị bỏ lỡ. Thay vì tìm kiếm niềm vui và thành công trong thế giới thực, trẻ lại chọn cách dễ dàng hơn, đó là lẩn tránh vào thế giới ảo. 

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nghiện mạng xã hội, bố mẹ kéo con ra thế giới ảo nhanh bằng 5 điều đơn giản - 6

Bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ tạo ra sự kết nối sâu sắc hơn với gia đình, bạn bè ngoài đời thực, thay vì chỉ thông qua mạng xã hội?

Một vấn đề phổ biến ngày nay là chính bố mẹ cũng dễ bị chìm trong thế giới ảo, tìm kiếm lượt thích, bình luận và đánh giá hình ảnh.

Khi trẻ quan sát thấy bố bố mẹ thường xuyên bị cuốn vào việc tương tác trên mạng xã hội, trẻ dần rằng đây là cách thức giao tiếp và kết nối chính.

Vì vậy, để tạo ra sự kết nối sâu sắc giữa trẻ với gia đình và bạn bè ngoài đời thực, bố mẹ cần đảm bảo những điều sau:

- Cho trẻ thấy cuộc sống thực vui vẻ, nhiều trải nghiệm.

- Có người hướng dẫn trẻ trong cuộc sống.

- Dành thời gian đồng hành cùng con

- Làm gương tốt cho trẻ.

- Dạy trẻ hiểu giá trị cuộc sống thật xinh đẹp, thú vị.

Khi bố mẹ làm tốt những điều này, trẻ sẽ dần nhận ra rằng cuộc sống thật đẹp, thú vị và đầy cơ hội. Điều này giúp trẻ tự tin bước ra thế giới và đối mặt với những thách thức thực tế.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 13: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác văn học nghệ thuật

Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 13: Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác văn học nghệ thuật

Ngày 22/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam lần thứ 13 (khóa X, nhiệm kỳ 2020 – 2025) nhằm sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025.

Giá vàng bất ngờ tăng vọt: Nguyên nhân do đâu?

Giá vàng bất ngờ tăng vọt: Nguyên nhân do đâu?

Giá vàng thế giới vừa trải qua cú bật mạnh nhất trong hơn một tháng, khi đồng USD suy yếu, lợi suất trái phiếu sụt giảm và căng thẳng thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn leo thang. Thị trường đang phản ánh sự quay trở lại của vàng như một kênh trú ẩn an toàn giữa bất ổn kinh tế và chính sách toàn cầu.