Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch

Củ này rất giàu dinh dưỡng, nó được người Nhật đặc biệt yêu thích và gọi là món trường sinh, chợ Việt bán rất nhiều.

Khoai môn là một trong những loại củ có hàm lượng vitamin cực kỳ cao. Người ta tìm thấy trong khoai môn có hàm lượng lớn các protein, khoáng chất, vitamin C, carotene, canxi, phốt pho, sắt, kali, magie, natri cùng nhiều nguyên tố vi lượng khác.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 1

Với hàm lượng dưỡng chất dồi dào, khoai môn được xem là vị thuốc bổ của con người. Nó không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch mà còn có tác dụng giải độc. Bên cạnh đó, khoai môn cũng là thực phẩm có khả năng trung hòa lượng axit tích tụ bên trong cơ thể. Lượng chất xơ trong khoai môn rất dồi dào nên tốt cho hệ tiêu hóa, nhuận tràng.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 2

Đây cũng là thực phẩm mà người Nhật vô cùng yêu thích. Họ coi các món từ khoai môn như “món trường sinh”. Theo người Nhật, khoai môn giàu chất xơ nên có thể điều chỉnh lượng glucose, kích thích sản sinh insulin. Bên cạnh đó, dù chứa hàm lượng tinh bột cao nhưng trong khoai môn lại giàu carbohydrate giúp cân bằng lượng đường trong máu, hạn chế tối đa tình trạng đường huyết tăng đột biến sau bữa ăn.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 3

Bên cạnh giàu dinh dưỡng, khoai môn còn có hương vị thơm ngon và chế biến được nhiều món ăn khác nhau. Ngoài nấu canh, hấp chín, khoai môn còn có thể chế biến thành các món ăn vặt cực kỳ ngon.

Khoai môn trên thị trường có giá rất rẻ chỉ từ 15.000đ - 25.000đ/kg tùy từng loại. Với thực phẩm giàu dinh dưỡng mà giá cả lại phải chăng, bạn hãy tranh thủ mua về nấu các món ngon chiêu đãi cả nhà. Tham khảo công thức làm khoai môn om dưới đây, đảm bảo ngon hơn thịt, cứ bày lên mâm là hết veo.

KHOAI MÔN OM XÌ DẦU

Nguyên liệu

- Khoai môn

- Nước tương nhạt

- Hắc xì dầu

- Hạt tiêu

- Dầu ăn

- Đường

- Giấm

- Muối

- Hành

- Ớt

Cách làm khoai môn om xì dầu

1. Khoai môn rửa sạch rồi gọt hết toàn bộ lớp vỏ nâu bên ngoài. Do khoai môn có lớp nhầy nếu dính vào tay sẽ gây ngứa vì thế bạn nên dùng thêm găng tay trong suốt quá trình sơ chế.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 4

Khoai môn sau khi gọt sạch vỏ bạn thái thành từng miếng vừa ăn rồi rửa lại nhiều lần với nước cho hết toàn bộ chất nhầy.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 5

2. Đun nước sôi rồi trút khoai môn vào luộc chừng 8 phút thì vớt ra rửa lại bằng nước sạch. Nếu không thích luộc bạn có thể đem hấp chín cũng được.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 6

3. Đun nóng dầu ăn sau đó cho khoai môn đã luộc chín vào chiên trên ngọn lửa lớn. Tới khi các mặt của khoai môn đã ngả màu xém vàng thì bạn gắp ra đĩa để riêng.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 7

4. Tận dụng phần chảo dầu còn đang nóng, bạn cho hành lá, ớt vào xào thơm rồi trút khoai môn đã chiên vào. Nêm nếm nước tương, hắc xì dầu, đường trắng, giấm ăn, muối và đảo thật đều tay.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 8

Khi khoai môn đã thấm gia vị, bạn cho vào đây 1 bát nước tới khi ngập mặt khoai là được. Đậy nắp vung nồi, nấu khoai môn trong khoảng 10 phút, nhớ vặn lửa nhỏ để khoai chín thơm mềm.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 9

5. Kiểm tra thấy khoai môn đã chín, bở tơi thì bỏ vào đây mấy giọt dầu mè, đảo đều cho khoai ngấm sau đó múc đồ ăn ra đĩa rồi thưởng thức khi còn nóng.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 10

Khoai môn đem om kiểu này ăn tuyệt ngon. Miếng khoai môn mềm thơm, đậm vị ăn ngon hơn thịt, nó cũng đặc biệt phù hợp với mọi lứa tuổi.

Củ này có giá 25.000đ/kg, người Nhật gọi là “củ trường sinh”, nấu lên ăn ngon hơn thịt lợn, vừa dọn ra đã hết sạch - 11

Một số lưu ý khi nấu khoai môn

1. Khoai môn phải được nấu chín kỹ để tránh chất nhầy còn sót lại gây kích ứng ở cổ họng.

2. Bạn có thể đem hấp khoai môn chín bở rồi chấm với đường hương vị cũng đặc biệt thơm ngon.

3. Trong khoai môn rất giàu tinh bột vì thế không nên ăn quá nhiều cùng một lúc dễ gây ra chứng đầy hơi.

4. Khi gọt, rửa khoai môn bạn nên dùng găng tay để tránh bị ngứa. Hãy rửa khoai môn nhiều lần với nước để loại bỏ hoàn toàn phần nhớt nhầy trên bề mặt.

5. Những người có đờm, dị ứng, kém ăn, đau dạ dày,... không nên ăn khoai môn.

Đặng Giang

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy