Đồ nội thất bị dính nước, ngập nước nên khắc phục thế nào? Dùng thứ có sẵn này trong nhà sẽ rất hiệu quả

Trong trường hợp nặng, nếu đồ nội thất gỗ bị ngâm nước trong thời gian dài, nó có thể bị biến dạng, mục nát, nứt nẻ, thậm chí là phát triển nấm mốc, gây ra mùi hôi khó chịu và làm hại sức khỏe tới các thành viên trong gia đình.

Khi tình trạng mưa lớn hoặc ngập lụt xảy ra, một trong những thứ dễ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong nhà chính là đồ nội thất gỗ như bàn ghế, hệ thống tủ kệ, giường,…

Trong trường hợp nhẹ, đồ nội thất gỗ sẽ bị mất đi độ bóng trên bề mặt, làm cho chúng trở nên mờ, xỉn màu. Hoặc, gỗ có thể thay đổi màu sắc sau khi tiếp xúc với nước, gây ra sự mất đồng đều trong màu sắc của đồ nội thất gỗ.

Trong trường hợp nặng, nếu đồ nội thất gỗ bị ngâm nước trong thời gian dài, nó có thể bị biến dạng, mục nát, nứt nẻ, thậm chí là phát triển nấm mốc, gây ra mùi hôi khó chịu và làm hại sức khỏe tới các thành viên trong gia đình.

Vậy làm thế nào để xử lý sự cố khi đồ nội thất gỗ bị dính nước, ngập nước?

Đồ nội thất bị dính nước, ngập nước nên khắc phục thế nào? Dùng thứ có sẵn này trong nhà sẽ rất hiệu quả - 1

Đối với trường hợp dính nước thông thường, cách xử lý cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị khăn hoặc giấy khô để thấm nước, giúp loại bỏ phần nước dư thừa ra khỏi mặt bàn gỗ nguyên khối là xong.

Trong trường hợp đồ nội thất gỗ bị ngập nước, bạn hãy làm theo những bước sau:

- Làm khô bề mặt gỗ: Sử dụng khăn sạch và khô để lau nhẹ bề mặt gỗ, đảm bảo không còn nước dư thừa trên bề mặt.

- Đặt đồ nội thất ở nơi thoáng mát, độ ẩm thấp để đồ gỗ khô dần.

Để đồ nội thất gỗ nhanh khô hơn, bạn có thể sử dụng thứ có sẵn ngay trong nhà chính là quạt điện. Hãy đặt quạt hướng ra cửa sổ để tạo luồng không khí tươi, giúp làm khô đồ gỗ nhanh hơn.

Nếu gia đình có máy sưởi hoặc máy lọc không khí, hãy bật lên để làm giảm độ ẩm trong không gian.

Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng chất chống mục và nấm mốc thích hợp để áp dụng lên đồ nội thất theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm mốc và mục trên đồ nội thất.

Đồ nội thất bị dính nước, ngập nước nên khắc phục thế nào? Dùng thứ có sẵn này trong nhà sẽ rất hiệu quả - 2

Khi đồ nội thất gỗ đã được làm khô, bạn hãy kiểm tra xem chúng có bị nứt nẻ, mục nát hoặc biến dạng hay không. Nếu gỗ bị mục nát, bạn nên xác định phạm vi và mức độ hư hỏng để xác định liệu có cần thay thế các phần bị hỏng hoặc không.

Nếu đồ nội thất bị nứt nẻ, bạn có thể sử dụng chất liệu lấp đầy gỗ chuyên dụng để điền vào các nứt nẻ. Sau khi chất liệu khô, hãy làm nhẵn bề mặt. Trong trường hợp đồ nội thất gỗ bị mất màu hoặc thay đổi màu sắc sau khi bị ngập nước, hãy sơn lại nó bằng sơn gỗ chất lượng cao. Sau đó, hãy dùng chất bảo dưỡng gỗ để tái tạo độ bóng và bảo vệ bề mặt gỗ khỏi tác động của môi trường.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Mỹ: Siêu bão Milton chạm ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất, Florida đối mặt thảm họa

Siêu bão Milton, một trong những cơn bão mạnh nhất lịch sử ở Vịnh Mexico, đã đạt tới ngưỡng cực đại của bão trên Trái đất với sức gió giật có lúc lên tới hơn 320 km/giờ. Bang Florida của Mỹ có thể đối mặt thảm họa khi các nhà khí tượng cảnh báo về sức tàn phá khủng khiếp mà siêu bão có thể gây ra.

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Triển lãm Sách chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô giới thiệu hơn 500 tư liệu quý hiếm

Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10//2024), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Triển lãm Sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Tôn vinh những tình yêu lớn dành cho Thủ đô Hà Nội

Chiều 8/10, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã diễn ra Lễ trao giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội. Giải thưởng năm nay diễn ra vào dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), do đó chương trình trao giải được tổ chức kết hợp với hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống và triển lãm những tác phẩm xuất sắc nhất được đề cử.

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Những địa danh sông nước - biểu tượng của Thăng Long - Hà Nội qua ca dao, tục ngữ

Thăng Long với nghĩa Rồng bay lên là biểu tượng văn hoá tuyệt đẹp đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam và người Hà Nội từ hơn 1000 năm nay. Biểu tượng này gắn liền với sông nước, trời xanh của Thăng Long – Hà Nội xưa và nay. "Đại Việt sử ký toàn thư" đã ghi rõ rồng bay lên trong khung cảnh có sông nước, có thuyền ngự của vua: “Mùa thu, tháng Bảy năm Canh Tuất (1010) vua từ th