Đón anh trai ngốc về nhà chăm sóc, nửa năm sau tôi được nhận 1 tỷ nhưng vui không nổi

Tuy đã đồng ý với mẹ sẽ chăm sóc anh trai cả, nhưng khi mẹ vừa hạ táng, chị dâu và anh trai thứ đã khóc lóc, viện lý do để nói vợ chồng tôi chăm anh.

Mẹ tôi là một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó. Bố mất sớm, một mình mẹ nuôi 3 người con khôn lớn thành người.

Anh trai cả của tôi không may mắc bệnh Down. Anh trai thứ 2 đi làm xa quê, lấy vợ rồi ở đấy làm ăn luôn chứ không về quê. Còn tôi lấy chồng trong huyện, cách nhà mẹ đẻ không xa.

Điều kiện của hai vợ chồng tôi không tốt lắm, cưới nhau 3 năm vẫn đang ở nhà thuê nên mãi chưa dám sinh con, vì sợ con sinh ra sẽ phải chịu khổ cùng bố mẹ. Cũng vì vậy mà chị dâu hay nói “mát mẻ” tôi lắm, nhưng tôi mặc kệ, cứ coi như gió thoảng qua tai đi.

Mẹ tôi vì thời trẻ lao lực nhiều nên sức khỏe yếu lắm, chưa tới 50 tuổi mà bà đã đau ốm liên miên rồi. Có lẽ vì vậy mà mẹ nhạy cảm hơn, thường xuyên nhắc đến người anh trai mắc bệnh Down của tôi rồi khóc. Mẹ lo sau khi mẹ qua đời sẽ không có ai thay bà chăm sóc anh trai.

Đón anh trai ngốc về nhà chăm sóc, nửa năm sau tôi được nhận 1 tỷ nhưng vui không nổi - 1

Mẹ tôi là một người phụ nữ hiền lành, chịu thương chịu khó. (Ảnh minh họa)

54 tuổi, mẹ tôi qua đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà gọi tôi và anh trai thứ đến bên giường rồi dặn dò:

- Mẹ xin lỗi vì không có gì để lại cho các con cả. Đây là anh ruột của các con, sau này hai đứa hãy thay mẹ chăm sóc anh nhé. Có như vậy mẹ mới an tâm mà đi được.

Tuy đã đồng ý, nhưng khi mẹ vừa hạ táng, chị dâu đã khóc lóc nói với vợ chồng tôi:

- Em biết đấy, vợ chồng chị ở thành phố, đật chật người đông lại đi làm cả ngày. Đưa anh trai lên đó ở chẳng nhẽ lại nhốt anh ở nhà một mình cả ngày cũng không được. Thuê người chăm sóc anh thì anh chị không có tiền, vì còn nuôi hai đứa trẻ nữa. Vợ chồng em chưa có con cái, đỡ vướng bận hơn so với anh chị. Hơn nữa, anh trai cũng quen môi trường ở quê rồi. Thế nên em đón anh trai về nhà chăm sóc nhé?

Chị dâu nói vậy mà anh trai thứ cũng chẳng ý kiến gì, ngầm đồng ý với vợ. Nhìn anh chị mà tôi vừa lo lắng vừa tức giận. Giận vì anh trai chị dâu không nghĩ đến tình thân, đùn đẩy trách nhiệm, lo vì tôi sợ chồng sẽ không đồng ý.

Không ngờ khi nhắc đến chuyện này, chồng tôi lại đồng ý không chút do dự. Anh nói tuy nhà không có điều kiện, nhưng anh trai là người thân của tôi thì cũng là người thân của anh, anh sẽ có trách nhiệm chăm sóc.

Căn nhà mẹ để lại vẫn ở đấy, nhưng vì chỗ đó cách xa nơi vợ chồng tôi làm việc nên hai vợ chồng đã đón anh trai về nhà ở. Cũng may tôi làm công việc tự do, có thể ngồi làm ở nhà nên có thể trông nom, chăm sóc anh trai. Chồng cũng hỗ trợ tôi rất nhiều.

Đón anh trai ngốc về nhà chăm sóc, nửa năm sau tôi được nhận 1 tỷ nhưng vui không nổi - 2

Sau khi mẹ qua đời, chồng đồng ý cho tôi đón anh trai mắc bệnh Down về chăm sóc. (Ảnh minh họa)

Thời gian trôi nhanh, mới đó mà anh trai đã ở nhà tôi được 6 tháng rồi. Mọi việc vẫn luôn suôn sẻ, nhưng có một hôm nhân lúc hai vợ chồng tôi không để ý, anh trai đã lén chạy ra khỏi nhà vì muốn đi tìm mẹ. Không ngờ rằng, anh có đi mà không có về.

Anh bị một chiếc xe ô tô đâm trúng và qua đời. Người gây tai nạn bồi thường 1,5 tỷ.

Khi mẹ qua đời, vợ chồng anh trai thứ bỏ mặc anh cả không quan tâm cũng chẳng cho anh được một đồng. Vì thế, tiền bồi thường của anh, vợ chồng tôi được nhận hết.

Có số tiền đó, vợ chồng tôi có thể mua nhà rồi sinh con được rồi. Nhưng cầm tiền mà tôi không thể nào vui nổi, bởi số tiền đó được đánh đổi bằng mạng sống của anh trai.

Thấy tôi khóc suốt ngày, chồng liền an ủi:

- Có lẽ mẹ không yên tâm để anh ở lại nên đã mang anh đi. Có lẽ lúc này bố mẹ và anh trai đã được đoàn tụ, họ đang mỉm cười dõi theo chúng ta đấy.

Nghe chồng nói tôi càng khóc to hơn, càng tự trách bản thân vì không thể chăm sóc tốt cho anh trai. Có lẽ tôi sẽ phải sống trong dằn vặt suốt quãng đời còn lại mất.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Khúc bi tráng của người chiến sĩ trong chiến hào Đồi A1, Điện Biên Phủ

Khúc bi tráng của người chiến sĩ trong chiến hào Đồi A1, Điện Biên Phủ

Đã bước sang tuổi 92, nhưng nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn, giáo viên Nga văn Đại học Sư phạm Hà Nội vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Vốn là học sinh Trường Hàn thuyên Bắc Ninh, có bằng Tú tài, tình nguyện nhập ngũ năm 1949 khi mới 17 tuổi, lúc chiến đấu ở Điện Biên Phủ, chiến sĩ Ca Sơn 22 tuổi, là Trung đội trưởng Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316.