Hấp sò điệp dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao sò không ngon

Nhiệt độ của nước là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của món sò điệp hấp.

Sò điệp là một trong những loại hải sản thơm ngon, hấp dẫn, được nhiều người yêu thích. Sò điệp giàu chất đạm, axit amin, canxi, kẽm và các khoáng chất, vitamin khác.. vô cùng bổ dưỡng. Phần cồi sò điệp thịt ngọt, chế biến được thành rất nhiều món ăn như nướng, hấp, nấu canh... Trong đó, sò điệp hấp rất phổ biến. Tuy nhiên, phần lớn hấp sò điệp tại nhà hay cho kết quả sò bị dai, tanh không được ngon mềm như ngoài hàng. Đầu bếp lý giải, đó là do nhiều người đã dùng sai nước khi hấp sò điệp. 

Hấp sò điệp dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao sò không ngon - 1

Vậy khi hấp sò điệp, muốn sò thịt ngon, không dai, thơm nức cần phải dùng nước sôi hay lạnh, các bạn hãy tham khảo cách làm dưới đây của đầu bếp nhé:

Trước tiên muốn có món sò điệp hấp hoặc bất kỳ món nào từ sò điệp được ngon thì cần phải biết cách chọn sò ngon. Lưu ý khi đi chợ, bạn nên mua nhưng con sò tươi sống. Để nhận biết sò tươi, chỉ cần nhìn thấy con nào có miệng vỏ hơi hé, lưỡi thè ra ngoài, chạm tay một chút là khép vỏ lại thì chọn. Với những con có vỏ khép chặt, ngửi thấy có mùi hôi thối, hoặc những con há miệng vỏ thật to, chạm vào không khép lại được là những con đã chết, chất lượng kém.

Bên cạnh đó, để sò điệp có nhiều thịt thì bạn không nên chọn những con nhỏ, hãy chọn những con có kích thước trung bình nhé.

Hấp sò điệp dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao sò không ngon - 2

Sau khi mua được sò tươi ngon, đem về sơ chế, cọ rửa sạch vỏ, để ráo và chuẩn bị hấp.

Hấp sò điệp với nước lạnh hay sôi?

Trong vấn đề này, đầu bếp khuyên nên hấp sò điệp sau khi nước sôi. Vì bản thân sò điệp rất ngon và thịt mềm, nếu hấp trong nước lạnh thì thời gian nấu sẽ quá lâu. Trong quá trình nấu, chất lượng thịt của sò sẽ co lại dần, sò hấp sẽ dai và tanh, ăn không ngon. Còn hấp sò trong nước sôi có thể giảm thời gian đun nấu, sò hấp nhanh và mềm hơn. Vì vậy, để hấp sò điệp, bạn nên nhớ hấp trong nước sôi nhé.

Hấp sò điệp dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao sò không ngon - 3

2. Hấp sò điệp trong bao lâu?

Nói chung, những con sò cỡ trung bình có thể được hấp trong nước sôi khoảng 5 phút, cho đến khi sò mở hết vỏ. Nếu kích cỡ sò tương đối lớn thì nên hấp trong thời gian thích hợp, nhưng tốt nhất là không quá 10 phút. Vì nếu vượt quá thời gian này, thịt sò rất dai và khô. 

Ngoài ra, toàn bộ quá trình hấp sò điệp nên được thực hiện với lửa lớn, nếu không đủ nhiệt hoặc thời gian quá ngắn sẽ không thể tiêu diệt được vi khuẩn và ký sinh trùng trong sò.

Như vậy, khi hấp sò điệp, muốn thịt sò ngọt không tanh hay dai các bạn cần nhớ:

- Hấp sò với nước sôi.

- Với những con cỡ trung bình, hấp sò trong 5 phút và nhớ đậy vung nhé!

Hấp sò điệp dùng nước sôi hay lạnh? Nhiều người làm sai bảo sao sò không ngon - 4

Chúc các bạn thành công!

Lam Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v