Không phải mẹ hay bà, đây mới là người có khả năng nuôi dạy con đạt IQ cao hơn
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, người bố có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc nuôi dưỡng trí tuệ cho trẻ.
Trong những năm gần đây, người ta chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa phong cách nuôi dạy con và sự phát triển của trẻ. Các chuyên gia đã tiến hành một nghiên cứu so sánh về cách các thành viên khác nhau trong gia đình nuôi dạy con và tác động đối với sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Nghiên cứu tập trung vào vai trò của các vai trò khác nhau như mẹ, bố và ông bà trong việc nuôi dạy và cố gắng khám phá phong cách nuôi dạy nào có thể phát huy trí thông minh của trẻ tốt hơn.
Kết quả cho thấy những đứa trẻ có bố chịu trách nhiệm chăm sóc chính thực hiện tốt hơn trong một số bài kiểm tra trí thông minh, đặc biệt là về khả năng giải quyết vấn đề, tư duy logic và toán học.
Phát hiện này thách thức niềm tin truyền thống rằng các bà mẹ là người chăm sóc tốt nhất cho con.
Nghiên cứu cho thấy người bố đóng vai trò quan trọng không kém trong việc chăm sóc con cái, thậm chí ở một số khía cạnh còn vượt qua cả các bà mẹ.
Đặc điểm của người bố nuôi con
Nghiên cứu phân tích sâu hơn một số đặc điểm của người bố khi nuôi dạy con, và những điều này có thể là nguyên nhân giúp cải thiện chỉ số IQ của trẻ.
Các ông bố có xu hướng áp dụng phong cách nuôi dạy con tích cực và phiêu lưu hơn. Họ thường khuyến khích con khám phá những điều chưa biết, từ việc tham gia các hoạt động ngoài trời đến việc thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo. Những trải nghiệm khám phá này giúp trẻ học cách đối mặt với thử thách và tìm ra giải pháp, từ đó mở rộng khả năng tư duy và sáng tạo.
Bố thường khuyến khích con khám phá điều mới.
Người bố cũng thường thể hiện sự năng động hơn khi tham gia vào các trò chơi thể chất và hoạt động giáo dục cùng con. Điều này mang lại niềm vui, phát triển các kỹ năng vận động, sự phối hợp và sự tự tin. Qua các hoạt động như đá bóng, bơi lội hay đơn giản là những trò chơi trong công viên, trẻ học được cách làm việc đội nhóm, kiên trì và vượt qua thử thách cùng những người khác, từ đó phát triển nhận thức một cách tự nhiên trong môi trường vui chơi.
Kỹ năng tư duy logic và phân tích định lượng mà người bố thường thể hiện ở nơi làm việc cũng có thể ảnh hưởng một cách tinh tế đến con cái trong cách tương tác hàng ngày. Những cuộc thảo luận về các vấn đề thực tiễn, việc giải quyết tình huống khó khăn hay thậm chí là trò chuyện về các dự án công việc đều có thể truyền cảm hứng cho trẻ phát triển tư duy phản biện.
Sự đóng góp độc đáo của mẹ
Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bỏ qua vai trò quan trọng của người mẹ trong việc nuôi dạy con. Các bà mẹ mang đến những lợi thế đặc biệt trong việc hỗ trợ tinh thần, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và trực giác của mẹ không chỉ giúp trẻ cảm thấy an toàn mà còn tạo ra một môi trường ấm áp, khuyến khích sự sáng tạo và khám phá.
Mẹ thường là người đầu tiên dạy trẻ những bài học cơ bản về tình yêu thương, sự chia sẻ và lòng nhân ái. Những cuộc trò chuyện hàng ngày cũng như những câu chuyện trước giờ đi ngủ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp, đồng thời nuôi dưỡng tư duy phản biện và khả năng lắng nghe. Thông qua sự tương tác này, trẻ hình thành nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ xã hội sau này.
Người mẹ lợi thế đặc biệt trong việc hỗ trợ tinh thần, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng xã hội cho con.
Trên thực tế, cách nuôi dạy con tốt nhất là bố mẹ hợp tác với nhau. Mỗi người phát huy thế mạnh của mình để bổ sung cho nhau, tạo ra một môi trường nuôi dưỡng đồng bộ và toàn diện. Trong khi mẹ thường mang đến sự dịu dàng và cảm xúc, bố lại có thể tạo ra những trải nghiệm thử thách, khuyến khích trẻ khám phá và phát triển sự tự tin.
Khi hai người phối hợp chặt chẽ, điều này không chỉ giúp trẻ cảm nhận được sự ủng hộ từ cả hai phía, mà còn dạy trẻ biết tôn trọng và hợp tác với người khác. Một gia đình với sự hợp tác giữa bố mẹ sẽ tạo ra một mô hình tích cực cho trẻ học hỏi, từ đó hình thành các giá trị và thái độ sống tích cực mà trẻ sẽ mang theo trong suốt cuộc đời.
Quan niệm hiện đại về nuôi dạy con
Nghiên cứu này nhấn mạnh sự đổi mới các quan niệm nuôi dạy con cái trong xã hội hiện đại.
Trong khi theo đuổi sự phát triển trí tuệ, bố mẹ cũng nên chú ý đến sự phát triển về mặt cảm xúc, xã hội và đạo đức của trẻ.
Một đứa trẻ phát triển toàn diện không chỉ cần có chỉ số IQ cao mà còn phải có trí tuệ cảm xúc tốt và khả năng thích ứng với xã hội.
Vì vậy, dù là bố hay mẹ chăm sóc con thì điều quan trọng nhất là tạo dựng một môi trường gia đình đầy yêu thương, hỗ trợ và thấu hiểu.
Một gia đình hợp tác, hòa thuận là mảnh đất tốt nhất cho con phát triển.
Trong quá trình nuôi dạy trẻ trưởng thành, không có sự ưu việt hay thấp kém tuyệt đối, cũng không có những quy tắc cứng nhắc và chặt chẽ.
Nghiên cứu mới nhất cho thấy người bố là người duy nhất thúc đẩy việc cải thiện chỉ số IQ của trẻ, nhưng điều này không có nghĩa là vai trò của người mẹ có thể bị thay thế.
Ngược lại, một gia đình hợp tác, hòa thuận là mảnh đất tốt nhất cho con phát triển.
Bố mẹ hãy cùng nhau làm việc để tạo nền tảng vững chắc cho tương lai của con, với tư duy cởi mở trên con đường nuôi dạy con cái.
Bình luận