Không phải nước vo gạo, loại "cay xé lưỡi" này mới là thần dược, tưới 1 chút hoa nở bung

Nếu như phát hiện cây cối mọng nước đã lây nhiễm rệp, rệp sáp… bạn có thể lấy thứ này để lau lá.

Có thể bạn không biết, ngoài nước vo gạo, rượu cũng là một trong những loại nước mà cây cảnh rất thích. Đặc biệt nếu biết tưới loại nước có cồn này cho cây cảnh đúng thời điểm thì không chỉ có tác dụng nâng cao độ phì nhiêu của đất mà còn kích thích sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ. 

1. Tác dụng của rượu đối với cây

Sát trùng

Nếu như phát hiện cây cối mọng nước đã lây nhiễm rệp, rệp sáp… bạn có thể lấy rượu trắng dùng nước sạch hòa loãng với tỷ lệ khoảng 1:3, rồi sau đó dùng tăm bông chấm một chút dung dịch rượu trắng, bôi lên những chỗ lây nhiễm côn trùng gây hại thì có thể nhẹ nhàng đạt được hiệu quả sát trùng. Cách làm này tuy đơn giản nhưng rất hiệu quả, đáng để thử nghiệm.

Không phải nước vo gạo, loại "cay xé lưỡi" này mới là thần dược, tưới 1 chút hoa nở bung - 1

Khử nấm diệt khuẩn

Vào thời cổ đại, người ta sử dụng rượu trắng để khử nấm diệt khuẩn. Vì thế khi trồng hoa, bạn cũng hoàn toàn có thể sử dụng rượu trắng để đạt được hiệu quả khử nấm tương tự.

Trong quá trình trồng hoa, khi tỉa cây hoặc thay chậu thay đất cho cây, sau khi dùng kéo cắt cành bệnh của cây hoặc là lá cây thối, nếu trước mắt không có dung dịch nào như thuốc tím… bạn có thể sử dụng rượu trắng thay thế, khử trùng miệng vết thương của thực vật. Nhớ pha loãng rượu với 4-5 lần nước trước khi sử dụng.

Thúc đẩy hoa nở

Do phần lớn rượu trắng đều được lên men từ ngũ cốc, vì thế trong đó có chứa hàm lượng hợp chất có lợi đối với sự sinh trưởng của thực vật, sau khi rượu trắng ngấm vào trong đất thì có thể được vi sinh vật phân giải thành axit acetic… có lợi cho việc cây cối sinh trưởng nhanh chóng.

2. Những loại cây "thích uống rượu" nhất

Không phải nước vo gạo, loại "cay xé lưỡi" này mới là thần dược, tưới 1 chút hoa nở bung - 2

Cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp và vĩ hổ, tên khoa học của nó Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng tây, có chiều cao từ 50 đến 60cm. Thân hình cây dạng dẹt, mọng nước, nhìn hơi sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân lại rất mềm, không làm đứt tay khi ta chạm vào.

Vào thời kỳ sinh trưởng của cây lưỡi hổ, nếu không muốn bón phân thì bạn có thể sử dụng thứ nước có cồn là rượu pha loãng để tưới cho cây cảnh. Bạn có thể dùng rượu pha loãng với nước theo tỉ lên 1:800 rồi tưới trực tiếp vào đất để giúp đất tơi xốp, thoáng khí, rễ cây mập hơn. Sau 2-3 lần sử dụng loại nước "thần kỳ" này để tưới cây, bạn sẽ thấy cây lưỡi hổ cao lên rõ rệt.

Không phải nước vo gạo, loại "cay xé lưỡi" này mới là thần dược, tưới 1 chút hoa nở bung - 3

Cây hoa dành dành

Cây hoa dành dành thường được trồng ở đình, chùa, nơi trang nghiêm, trong các biệt thự sang trọng hay trồng trong chậu để trang trí nhà, văn phòng, bàn làm việc,… Ngoài vẻ đẹp thanh thoát, tỏa hương thơm nhẹ nhàng, cây hoa dành dành còn mang lại nhiều giá trị trong cuộc sống, do đó nó rất được săn đón và là lựa chọn sáng giá cho những ai yêu thích cây cảnh.

Trong quá trình cây dành dành sinh trưởng và phát triển, bạn có thể pha loãng rượu theo tỷ lên 1:1600 để làm nước tưới đổ vào đất trồng cây. Mỗi tháng tưới rượu cho cây hoa dành dành một lần sẽ giúp cho lá của cây canh hơn, thúc đẩy bộ rễ phát triển, cây cảnh ra nhiều cành và hoa hơn.

Lưu ý: Nếu bạn đã sử dụng rượu làm nước tưới cho cây dành dành thì không nên sử dụng các loại phân bón khác trong quá trình này. 

Không phải nước vo gạo, loại "cay xé lưỡi" này mới là thần dược, tưới 1 chút hoa nở bung - 4

Cây lan càng cua

Lan càng cua hay còn gọi là hoa nhật quỳnh, tiểu quỳnh, với hình dáng vô cùng đặc biệt, màu sắc rực rỡ đã cuốn hút nhiều người yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên và trở thành thú vui tao nhã của những người trồng cảnh. 

Những nhành lan càng cua luôn mang lại một vẻ đẹp đối lập hài hòa, nét cứng cáp nhưng lại mềm mại của dáng hoa, điểm thêm những bông hoa rực rỡ. Vì vậy, loài hoa này đại diện cho một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng lại lặng lẽ, thủy chung.

Trừ thời kỳ ra hoa thì cây lan càng cua gần như chỉ phát triển lá. Thời kỳ ra hoa là thời kỳ cây cảnh này cần nhiều chất dinh dưỡng nhất để thúc đẩy quá trình ra hoa trở lên mạnh mẽ hơn. Cũng như 2 loại cây trên, khi thấy cây lan càng cua bắt đầu ra hoa bạn có thể sử dụng rượu với tỷ lệ 1:500 để làm nước tưới.

Khí cacbonic và chất dinh dưỡng trong loại nước có cồn này có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cây cảnh, tăng hoạt động của các tế bào lá, giúp lá căng mọng, đẹp đẽ, ngay cả trong mùa hè nóng nực, lá cây lan càng cua sẽ không bị mỏng đi mà còn trở lên mập mạp hơn.

Nhật Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về