Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an

Hoa thường nở khoảng 5 – 7 ngày mới tàn, mỗi năm nở khoảng 200 ngày.

Hoa đăng tiêu hay còn gọi là hoa nữ uy, hoa cát tường, Mỹ Quốc tử vi, hoa ngạc lăng tiêu,… tên khoa học là Campsis Radicans, thuộc họ Núc nác (Bignoniaceae) và có nguồn gốc từ Bắc Châu Mỹ. Đây là cây thân leo, trồng lâu năm sẽ hóa gỗ.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 1

Lá cây thay đổi theo mùa, tới cuối mùa thu sẽ chuyển sang màu vàng và rụng hết lá vào mùa đông. Tới mùa xuân, lá cây đăng tiêu sẽ đâm chồi và nảy mầm mới.

Hoa đăng tiêu có hình dáng giống cái chuông, cánh hoa mỏng, có màu đỏ cam vô cùng bắt mắt. Hoa kết thành từng chùm, rủ xuống tạo nên cảnh đẹp lãng mạn. Hoa thường nở khoảng 5 – 7 ngày mới tàn, mỗi năm nở khoảng 200 ngày.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 2

Với độ che phủ tốt, màu sắc tươi tắn rực rỡ, cây hoa đăng tiêu rất được ưa chuộng trồng để trang trí và lấy bóng mát. Bạn có thể trồng hoa đăng tiêu bên bờ tường để cây leo lên, tạo thành bức tường hoa. Hoặc làm giàn cho cây leo lên, hay trồng ở cổng tạo thành vòm hoa, trồng ở ban công cho hoa rủ xuống,… đều được.

Trong phong thủy, hoa đăng tiêu có tác dụng xua đuổi khí xấu và tà ma, từ đó giúp gia đình bình an, hạnh phúc.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 3

Không những vậy, hoa đăng tiêu còn là một loại dược liệu trong đông y, có khả năng làm tan máu ứ, điều hòa kinh nguyệt, trừ phong, mát máu, vô kinh, bạch đới, băng huyết, phù sau đẻ, mụn trứng cá, mề đay, bệnh ngoài da… Dây đăng tiêu có thể dùng chữa viêm loét âm đạo, gãy xương, bỏng, bong gân, đại tiện ra máu… Rễ đăng tiêu có tác dụng tiêu viêm, tan máu ứ, tiêu sưng, trị thấp khớp, viêm ruột, dạ dày.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 4

Cách trồng và chăm sóc hoa đăng tiêu

Có hai phương pháp phổ biến để nhân giống hoa đăng tiêu là giâm cành và gieo hạt. Với phương pháp giâm cành, hãy cắt cành thành từng đoạn dài khoảng 15 – 20cm, ngâm vào thuốc kích rễ khoảng 30 phút rồi cắm vào đất. Đặt ở nơi râm mát, tưới phun sương thường xuyên, sau khoảng 10 ngày cành giâm sẽ bén rễ. Khi cây phát triển ổn định, hãy mang ra đất trồng. Sau khoảng 1 năm trồng, cây sẽ nở hoa.

Với phương pháp gieo hạt, bạn chỉ cần gieo hạt trong đất tơi xốp, thoát nước tốt, giữ ẩm liên tục thì sau 2 tháng hạt sẽ nảy mầm.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 5

Cây hoa đăng tiêu phát triển rất nhanh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc, nhưng muốn cây phát triển tốt thì bạn cần đảm bảo những yếu tố sau:

- Đất trồng: Hoa đăng tiêu sống được trên nhiều loại đất và môi trường sống khác nhau. Tuy nhiên, muốn cây phát triển tốt thì tốt nhất hãy trồng cây trong đất tơi xốp, có khả năng thoát nước tốt.

- Ánh sáng: Đây là loại cây ưa sáng, cây sẽ phát triển tốt và nở hoa nhiều khi được trồng ở những nơi có nhiều ánh sáng. Nếu trồng ở nơi thiếu sáng, cây sẽ nhiều lá, thậm chí còn không thấy hoa.

- Tưới nước: Trong giai đoạn đang lớn, nên tưới nước đầy đủ cho cây. Khi cây đã phát triển ổn định, bạn không cần phải tưới nhiều nước nữa, khi nào thấy đất khô thì tưới nước là được.

Loài hoa này nở 200 ngày mỗi năm, cắm cành vào đất liền bén rễ, trồng trong nhà giúp gia đình bình an - 6

- Bón phân: Vì cây phát triển nhanh nên hàng tháng bạn nên bón phân cho cây. Đồng thời nên bón thúc vào giai đoạn cây chớm nụ để cây ra hoa nhiều hơn.

- Cắt tỉa: Cắt tỉa cành là việc làm rất cần thiết với hoa đăng tiêu. Nên cắt tỉa cành, nhánh mọc không theo trật tự để tập trung cho cành mập khỏe phát triển, tạo độ thông thoáng cho cây. Đồng thời, nhặt lá vàng úa để tránh vi khuẩn gây nấm bệnh và tăng vẻ đẹp cho giàn.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà “si thơ” và sự khó tính đến nghiệt ngã

Nhà “si thơ” và sự khó tính đến nghiệt ngã

Tôi là bạn đồng môn với nhà thơ Trúc Thông. Chúng tôi cùng học khóa 9 ở khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp. Cùng lớp với chúng tôi còn có các nhà thơ Ý Nhi, Ngô Thế Oanh, Trần Mạnh Thường, nhà lý luận văn học Lại Nguyên n và nhà nghiên cứu văn hóa Đức Trần Đương. Đến chơi với Trúc Thông ở phố Hồng Phúc (gần Bến Nứa), thi thoảng tôi gặp hai người bạn của chủ nhà, đều đ