Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm

Các nhánh của cây phát triển rất mạnh, trên mỗi cành sẽ mọc hoa dày đặc, có thể nở hàng chục bông trên 1 nhánh cây và nở hàng trăm, hàng nghìn bông trên một chậu.

Hoa cẩm quỳ tên khoa học là Malva sylvestris L, đây là cây thân thảo thuộc họ Cẩm quỳ. Cây có thân nhỏ, cao khoảng 50-60cm, phân nhiều nhánh và tán rộng khoảng 30-45cm.

Lá cây xanh đậm, viền lá uốn lượn và đôi khi có răng cưa, cả 2 mặt đều có lớp lông tơ, gân lá nổi rõ và kéo dài tới cuống lá. Hoa cẩm quỳ nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất là từ tháng 6 đến tháng 10. Hoa có nhiều màu sắc từ hồng, trắng, đỏ tới tím, nhị hoa có nhiều sợi tụ vào thành cụm.

Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm - 1

Các nhánh của cây phát triển rất mạnh, trên mỗi cành sẽ mọc hoa dày đặc, có thể nở hàng chục bông trên 1 nhánh cây và nở hàng trăm, hàng nghìn bông trên một chậu. Nhìn ra, chúng giống như quả cầu hoa lộng lẫy.

Đặc biệt, hoa cẩm quỳ có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu được nhiều người yêu thích. Chính vì vậy, chúng thường được trồng làm cảnh trang trí nhà cửa.

Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm - 2

Ngoài làm cảnh, các bộ phận của cây như thân, lá, hoa, rễ còn được ứng dụng trong y học. Cây cẩm quỳ có tác dụng chống viêm, hoa và lá có đặc tính làm mềm rất tốt cho vùng da nhạy cảm, được dùng làm cao dán rút độc. Lá cẩm quỳ có thể dùng để sắc nước uống giúp giảm kích thích ruột và nhuật tràng.

Cây cẩm quỳ kết hợp với cây bạch đàn làm thuốc có thể chữa được bệnh ho và các bệnh khác về ngực. Rễ kết hợp với cây thục quỳ kích thích mọc răng cho trẻ.

Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm - 3

Trong phong thủy, cây cẩm quỳ được cho là một trong những loại cây “phú quý” vì nó mang đến may mắn, điềm lành cho gia chủ. Không những vậy, nó còn tượng trưng cho sự thành thật, chân thành, lòng kiên nhẫn và sự vững vàng trong cuộc sống.

Cách trồng và chăm sóc hoa cẩm quỳ

Hoa cẩm quỳ có thể được trồng bằng phương pháp gieo hạt, hãy chọn thời tiết thoáng mát, nhiệt độ khoảng 21 độ C để gieo hạt. Sau khi chuẩn bị bầu ươm, hãy gieo hạt lên bề mặt rồi phủ lên một lớp đất mỏng, mỗi bầu ươm 1 hạt.

Dùng bình xịt làm ẩm đất mỗi ngày 1 lần. Sau khoảng 7-10 ngày, hạt sẽ nảy mầm. Khi cây cứng cáp cao khoảng 7-10cm, hãy mang ra trồng trong chậu hoặc bồn hoa.

Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm - 4

Ngoài ra, bạn có thể mua trực tiếp cây giống từ các cửa hàng cây cảnh mang về trồng.

Hoa cẩm quỳ rất dễ chăm sóc, nhưng muốn cây ra hoa hết vụ này đến vụ khác, hãy chú ý tới những yếu tố sau:

- Đất trồng: Hoa cẩm quỳ thích đất màu mỡ, không thích hợp trồng ở nơi đất sét, đất khó thoát nước.

- Ánh sáng: Hoa cẩm quỳ là loại cây rất ưa ánh sáng. Nếu không đủ ánh sáng, cành sẽ dài ra và nụ hoa sẽ không phát triển. Do đó, cây cần phải được đặt ở nơi có đủ ánh sáng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và số lượng ra hoa của nó.

Loại hoa “phú quý” này hễ chạm đất là nở hoa, nghìn bông một chậu, nở quanh năm - 5

- Tưới nước: Cẩm quỳ chịu hạn tốt nhưng vẫn ưa nước, vì vậy cần thường xuyên tưới nước cho cây. Tần suất tưới nước tốt nhất là 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần tưới không tưới quá nhiều nước, quá khô hạn cây sẽ chết, ngập úng cây cũng không chịu được.

- Bón phân: Hoa cẩm quỳ phát triển nhanh, ra hoa liên tục nên cần bón phân thường xuyên cho cây. Khi cây trồng vào chậu được 1 – 2 tháng, nên pha loãng phân NPK với nước rồi tưới cho cây. Khi cây cao lớn, nên bón phân hữu cơ để cây có đủ dinh dưỡng. Khi cây ra nụ, bón phân nitơ để cây ra nhiều hoa hơn và hoa nở rực rỡ hơn.

- Cắt tỉa: Để kích thích cây ra nhiều chồi, nhánh, nở hoa thường xuyên thì bạn cần tỉa cành cho cây. Thời điểm tốt nhất là giữa mùa xuân, khi đó nên cắt tỉa những cành yếu, quá dài. Đồng thời nên tỉa những cành ở sát mặt đất để giúp cây được thông thoáng.

Cẩm Tú

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sân khấu Việt Nam - 50 năm một chặng đường

Sân khấu Việt Nam - 50 năm một chặng đường

Ngày 30/4/1975 đã xóa đi khái niệm “Miền Bắc” - “Miền Nam”. Trên đất nước ta chỉ có một dải thống nhất từ đỉnh Lũng Cú tới mũi Cà Mau. Non sông một mối, văn nghệ một nhà, trong đó có sân khấu đã có sự giao thoa giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tiếp tục lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: “Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 30/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm. Thời báo Văn học nghệ thuật trân trọng giới t