Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng

5 năm sau lần sinh con đầu lòng, mẹ bầu Thanh Hóa đã mang thai lần 2 và chọn bệnh viện Phụ sản Hà Nội làm nơi sinh của mình.

Mẹ bầu Thanh Hóa thuê phòng trọ để mổ chủ động

5 năm trước, chị Nguyễn Thị Thanh Hải (Thanh Hóa) mang bầu con đầu lòng và chọn bệnh viện Phụ sản Hà Nội là nơi vượt cạn. Lần mang bầu thứ 2 này, mẹ bầu vẫn chọn địa điểm cũ và theo bác sĩ như lần 1 vì tin tưởng bác sĩ mổ mát tay, trộm vía con ngoan, khoẻ mạnh, vui vẻ.

“Mình thấy ở đây chuyên môn bác sĩ cao, dịch vụ có thể không tốt được như các viện tư khác nhưng chấm điểm được 8/10 điểm. Do xác định mổ sinh nên mình vẫn chọn viện này để theo cho yên tâm”, chị Hải nhận xét.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 1

Chị Nguyễn Thị Thanh Hải (Thanh Hóa) đi đẻ mổ lần 2. (Ảnh: NVCC)

Do mổ đẻ chủ động ở 38 tuần 2 ngày nên khi 35 tuần, chị Hải đã ra phòng khám của bác sĩ sản khoa chị theo để làm hồ sơ sinh và khám thai kỳ. Tổng lần thăm khám và làm hồ sơ sinh của mẹ bầu hết gần 3 triệu đồng. Do hồ sơ sinh chỉ có giá trị trong vòng 1 tháng nên chị Hải khuyên những mẹ bầu sinh thường khoảng 36-37 tuần mới làm hồ sinh.

Vì sinh sống ở Thanh Hóa nên 2 ngày trước mổ đẻ, mẹ bầu này đã phải ra Hà Nội để thuê nhà trọ. Để thuận tiện cho quá trình khám và đi đẻ, chị Hải thuê trọ ở ngay cổng sau viện, phòng ốc khá sạch sẽ.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 2

Phòng 1 giường sạch sẽ. (Ảnh: NVCC)

“Mình thuê phòng đôi vì có 2 mẹ, con gái, 2 vợ chồng mình với chi phí tầm 500 ngàn đồng/1 phòng. Được cái phòng trọ cũng sạch sẽ, gần viện nên rất tiện lợi”, mẹ bầu nói.

Hôm trước khi lên bàn mổ, chị Hải đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng nhịn ăn tầm 6-7h trước khi mổ. Khi đói, mẹ bầu chỉ dám uống chút nước lọc và ngậm 1-2 cái kẹo. Bởi trong quá trình mổ gây tê có thể sản phụ sẽ có phản ứng phụ là nôn, nếu ăn no hoặc uống no khi nôn mà đang nằm có thể ảnh hưởng tới đường thở.

Hành trình mổ đẻ dịch vụ nhanh chóng, sau mổ không ám ảnh rét run nhờ bí quyết này

Vì chọn giờ mổ từ 7-9h sáng nên 4h sáng hôm ấy mẹ bầu đã phải nhập viện. Tại đây chị Hằng được y tá trực khám trong, khám thai hết tầm 1 triệu đồng. Khi đăng ký phòng đẻ, gia đình cũng muốn ở phòng 1 giường khép kín nhưng lúc đó hết phòng, đành đăng ký tạm phòng 2 giường khép kín.

“Mình đăng ký đẻ dịch vụ D5, sau khi làm thủ tục nhập viện xong xuôi sẽ có cô y tá dẫn lên D5. Vào đây mình có khai các thông tin cần thiết như bác sĩ, giờ đẻ, có bị tiểu đường thai kỳ không, đăng ký gói giảm đau luôn”, mẹ bỉm nói.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 3

Chị Hải và con mới sinh nghỉ ngơi sau vượt cạn. (Ảnh: NVCC)

6h sáng, các sản phụ mổ dịch vụ được gọi vào 1 phòng vệ sinh, bôi sát trùng vùng bụng và đùi, sau đó là theo nhau vào phòng đợi mổ. Ở đây có tivi, chị Hải cùng các mẹ bầu khác có thể xem cho đỡ áp lực và đỡ hồi hộp. Lần lượt từng sản phụ sẽ được gọi đi gặp con.

Rồi cũng đến lúc chị Hải được vào phòng mổ và cố gắng hít sâu thở đều. Khi nằm trên bàn mổ, mẹ bầu cũng nghe theo hướng dẫn của các bác sĩ, y tá. Vì thế lúc chọc kim gây tê chị Hải chỉ thấy hơi nhói 1 chút, không cảm thấy đau.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 4

Mẹ bỉm có thể ấn chuông để gọi y tá hỗ trợ nếu cần. (Ảnh: NVCC)

“Suốt quá trình mổ, mình còn nghe các bác sĩ nói chuyện rất rôm rả nên cũng đỡ áp lực hẳn. Một lúc sau đã nghe thấy tiếng con oe oe khóc chào đời. Sau khi mổ xong xuôi mình được chuyển qua phòng hậu phẫu. Do mình ám ảnh cảm giác rét run vì lạnh từ lần vượt cạn 1 nên sợ quá. Trước khi mổ lần 2 để giảm rét mình hít sâu thở đều như tập yoga và xin cô y tá thêm 1 chăn từ trước nên lần 2 này mình không bị lạnh ở phòng hậu phẫu”, mẹ bầu kể lại.

Sau khi ở phòng hậu phẫu, sản phụ được chuyển về phòng riêng lúc 12h trưa. Khi mẹ về phòng, con gái của vợ chồng chị Hằng cũng được về phòng. Tầm vài tiếng sau có phòng 1 giường nên chị Hải chuyển về phòng 3,8 triệu/đêm nghỉ ngơi, hồi phục sau sinh tốt hơn.

“Những ngày nằm lưu viện là những ngày phải tập đi. Dù truyền giảm đau nhưng sau sinh mình vẫn thấy đau. Sau 48h rút giảm đau mình xin thêm 2-3 viên nhét hậu môn. Khi về nhà được 9 ngày mình đi rút chỉ và kiểm tra sản dịch. Tất cả mọi thứ mình thấy ổn, cuộc mổ lần 2 nhẹ nhàng hơn mình tưởng”, chị Hải kể.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 5

Nhà vệ sinh bệnh viện sạch sẽ. (Ảnh: NVCC)

Mẹ bỉm cũng cho biết, tổng chi phí tiền sinh và phí làm hồ sơ sinh cho chuyến đi đẻ vừa qua hết khoảng 42 triệu đồng. Số tiền này đã bao gồm tiền phòng trọ, tiền phòng dịch vụ 1 giường ở viện, tiền sinh nở, tiền sử dụng các dịch vụ sau sinh. 

Những lưu ý của sản phụ khi đi đẻ

- Sau sinh, chị Hải sử dụng hầu hết các dịch vụ của viện, chiếu tia plasma cho mẹ ngày 3 lần, chiếu rốn con ngày 2 lần.  Tuy nhiên sau sinh mổ, chị không sử dụng dịch vụ xông hơi vì mồ hôi xuống hơi xót vết mổ…

- Đi viện hay đi bất cứ đâu theo sản phụ này nên luôn nói lời cảm: Cảm ơn cô dọn phòng, cảm ơn người chiếu tia, cảm ơn người tắm bé…. Như vậy sẽ được người làm dịch vụ thoải mái vui vẻ, làm lâu và tận tâm hơn.

Mẹ bầu quê xa thuê phòng trọ đi mổ đẻ chủ động lần 2 ở Phụ sản Hà Nội, chi phí hết 42 triệu đồng - 6

Thảo Nguyên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy