Ngày cưới mẹ vợ cho 600 triệu, nửa năm sau chúng tôi về thăm, nhìn mẹ vợ tôi ngất luôn

Khi cưới, mẹ vợ cho vợ chồng tôi 600 triệu để làm ăn, nhà tôi sốc lắm, vợ tôi cũng ngạc nhiên không kém, không hiểu bà lấy đâu ra lắm tiền vậy.

Tôi và vợ là bạn từ hồi đại học. Khi mới quen, vợ tôi là một cô gái rất giản dị, tính cách hướng nội nhưng vẻ ngoài trầm lặng không giấu được những đức tính tốt của cô ấy nên tôi đã phải lòng cô ấy từ lúc nào không hay. Tôi theo đuổi cô ấy 3 tháng, cô ấy mới đồng ý yêu tôi.

Vợ tôi là một cô gái hiền lành, rất tốt bụng nên tôi luôn yêu thương và trân trọng cô ấy. Tôi lớn lên trong một gia đình tương đối có điều kiện, mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ nhưng bố lại là giám đốc của một doanh nghiệp nhỏ. Tôi là con một trong nhà nên bố mẹ đặt rất nhiều kỳ vọng vào tôi, luôn mong rằng tôi có thể thành công.

Nhìn thì có vẻ bố mẹ rất cưng chiều tôi, nhưng thực ra họ rất khắt khe với tôi. Khi tôi và vợ yêu nhau, bố mẹ tôi phản đối gắt lắm, vì vợ tôi là con một trong nhà, bố mẹ ly hôn từ khi cô ấy còn nhỏ. Vợ lớn lên trong gia đình đơn thân nên bố mẹ tôi sợ tính cách của cô ấy bị ảnh hưởng ít nhiều. Hơn nữa, bố mẹ tôi cũng lo nhà vợ nghèo thì sau này sẽ trở thành gánh nặng cho vợ chồng chúng tôi.

Ngày cưới mẹ vợ cho 600 triệu, nửa năm sau chúng tôi về thăm, nhìn mẹ vợ tôi ngất luôn - 1

Tôi theo đuổi vợ 3 tháng thì cô ấy mới đồng ý yêu tôi. (Ảnh minh họa)

Nhưng qua một thời gian tiếp xúc, bố mẹ mới thấy cô ấy tốt nên mới đồng ý cho chúng tôi lấy nhau. Khi cưới, mẹ vợ tôi chẳng đòi tiền sính lễ, ngược lại bà còn cho chúng tôi 600 triệu để chúng tôi làm ăn. Việc này khiến nhà tôi sốc lắm, đến cả vợ tôi cũng phải ngạc nhiên. Không hiểu mẹ lấy đâu ra lắm tiền như vậy, vì trước nay mẹ đều đi làm thuê làm mướn, nuôi được vợ tôi học đại học không hề dễ dàng gì.

Đám cưới của chúng tôi diễn ra trong sự chúc phúc của hai bên gia đình cùng anh em, bạn bè, đồng nghiệp. Họ hàng nói vợ tôi phải có phước lắm mới lấy được tôi làm chồng, mới được làm dâu gia đình giàu có như nhà tôi. Nhưng thành thật mà nói, phải may mắn lắm tôi mới lấy được cô ấy làm vợ.

Sau cưới, với khoản tiền nội ngoại cho cộng thêm chút tiền tiết kiệm, chúng tôi mua một căn hộ chung cư ra ở riêng. Thấy mẹ vợ ở quê một mình, tôi thương lắm nên bàn với vợ đón mẹ lên ở cùng, nhưng bà không chịu, nhất quyết cự tuyệt. Nghĩ mẹ ở đâu quen đấy, không nỡ rời hàng xóm láng giềng nên chúng tôi cũng không nhắc tới chuyện này nữa.

Ngày cưới mẹ vợ cho 600 triệu, nửa năm sau chúng tôi về thăm, nhìn mẹ vợ tôi ngất luôn - 2

Khi chúng tôi tổ chức đám cưới, mẹ vợ cho chúng tôi 600 triệu khiến ai nấy kinh ngạc. (Ảnh minh họa)

Do đường xá xa xôi, công việc lại bận rộn nên mãi đến nửa năm sau khi cưới, vợ chồng tôi mới có dịp về quê thăm mẹ vợ. Nhưng vừa đi đến đầu làng, chúng tôi đã thấy bóng mẹ đang ngồi giặt đồ trong sân đình, xung quanh bà là mấy chậu đồ to bự. Vợ tôi vội chạy tới hỏi có chuyện gì nhưng mẹ vợ tôi nhất quyết không nói. Cuối cùng, bà hàng xóm mới chạy lại nói với chúng tôi.

Hóa ra, mẹ vợ sợ vợ tôi lấy chồng bị nhà chồng coi thường, không được tôn trọng nên mẹ đã bán mảnh đất sau nhà cùng mấy mảnh ruộng, gom góp được 600 triệu cho con gái làm của hồi môn. Miếng đất đó khá rộng, trước mẹ tôi trồng ngô, trồng lạc, thêm ít cây ăn trái, rau cỏ còn ruộng thì trồng lúa, tiền đi học của vợ tôi cũng ở đó mà ra cả.

Giờ bán đất đi, mẹ tôi chỉ có thể đi làm thuê để kiếm tiền, ai thuê gì làm nấy, có khi thì mẹ đi cuốc đất, chăn bò thuê, có khi lại giặt đồ cho người ta, nhưng gần như không đủ để duy trì cuộc sống, vì mẹ cũng chẳng có lương hưu.

Nghe đến đấy, vợ tôi đau đớn bật khóc rồi ngất lịm đi, thấy mẹ mình ôm vất vả vào người để mình được sống tốt, ai mà chịu được cơ chứ, tôi là rể còn thấy đau lòng nữa là. Đến tối khi vợ bình tĩnh lại, tôi bàn với vợ lần này dù thế nào cũng phải đón mẹ vợ lên ở cùng. Bà không còn trẻ nữa, hơn nửa đời người vất vả vì con cái rồi, giờ chúng tôi muốn mẹ được hưởng phúc.

Hà Phương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về