Người thông minh sẽ không đóng kín cửa khi bật điều hòa, nghe chuyên gia nói tôi mới biết mình đã làm sai suốt 20 năm

Lúc đầu tôi cũng nghĩ làm như vậy thật là phí điện, nhưng sau khi nghe chuyên gia giải thích, tôi mới nhận ra gia đình mình đã làm sai suốt 20 năm!

Mấy ngày gần đây, thời tiết ngày càng oi bức, nhiều gia đình đã bắt đầu bật điều hòa.

Để làm mát nhanh chóng, ngăn hơi lạnh thoát ra ngoài, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng và tiết kiệm điện, chúng ta thường có thói quen đóng kín cửa khi bật điều hòa.

Thế nhưng, có người lại mở hé cửa sổ trong lúc điều hòa vẫn đang chạy, tại sao lại như vậy? 

Lúc đầu tôi cũng nghĩ làm như vậy thật là phí điện, nhưng sau khi nghe chuyên gia giải thích, tôi mới nhận ra gia đình mình đã làm sai suốt 20 năm!

Người thông minh sẽ không đóng kín cửa khi bật điều hòa, nghe chuyên gia nói tôi mới biết mình đã làm sai suốt 20 năm - 1

Lợi ích của việc mở cửa sổ khi bật điều hòa

- Bổ sung không khí tươi, nâng cao sự thoải mái

Phần lớn các loại điều hòa hiện nay không có chức năng trao đổi không khí tươi. Khi ở lâu trong phòng kín, nồng độ CO₂ trong không khí sẽ tăng cao. Sau khoảng 3 giờ đóng kín cửa, không khí trong phòng đã không còn trong lành; sau 6 giờ, thậm chí có thể bị ô nhiễm.

Nếu ở lâu trong môi trường như vậy, con người rất dễ cảm thấy mệt mỏi, khó thở, tức ngực, hay còn gọi là “bệnh điều hòa”. Mở cửa sổ thông gió có thể giúp cải thiện tình trạng này.

- Duy trì sự lưu thông không khí, giảm bớt khí độc trong nhà

Ngoài khí CO₂, trong nhà còn tồn tại nhiều loại khí độc khó bay hơi như formaldehyde từ đồ nội thất, khói thuốc lá, khói dầu mỡ khi nấu ăn…

Nếu không được lưu thông,người ở sẽ hít phải các chất này, gây ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, không chỉ trong lúc bật điều hòa mà ngay cả khi không sử dụng, ta cũng nên thường xuyên mở cửa thông thoáng.

- Tăng độ ẩm trong phòng

Điều hòa có tác dụng hút ẩm, khiến không khí trở nên khô hanh. Vì vậy, nhiều người thường cảm thấy khô cổ, nghẹt mũi, hắt hơi sau khi thức dậy. Đây đều là do độ ẩm trong phòng quá thấp.

Mở cửa sổ có thể cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng khi mở cửa để tăng độ ẩm.

Người thông minh sẽ không đóng kín cửa khi bật điều hòa, nghe chuyên gia nói tôi mới biết mình đã làm sai suốt 20 năm - 2

Mở cửa thông gió như thế nào là hợp lý?

Khi sử dụng điều hòa lâu ngày, cửa gió sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn. Lúc mới bật điều hòa, luồng gió đầu tiên thổi ra sẽ mang theo bụi. 

Do đó, khi vừa bật điều hòa, hãy mở cửa sổ khoảng 5–10 phút để đẩy luồng không khí ô nhiễm ra ngoài, sau đó mới đóng cửa lại. 

Sau khi phòng đã đạt được nhiệt độ mát mong muốn, cứ khoảng 2–3 tiếng thì mở cửa thông gió một lần. Nếu vào ban đêm sợ phiền phức, bạn có thể hé một khe cửa nhỏ, vừa giữ được hơi lạnh, vừa giúp điều hòa không khí.

Nếu có điều kiện, bạn có thể lắp thêm hệ thống thông gió tươi, loại thiết bị này có thể đưa không khí ngoài trời vào trong nhà, tạo sự lưu thông không khí liên tục, hiệu quả còn tốt hơn cả mở cửa.

Người thông minh sẽ không đóng kín cửa khi bật điều hòa, nghe chuyên gia nói tôi mới biết mình đã làm sai suốt 20 năm - 3

Lưu ý khi sử dụng điều hòa

- Vệ sinh điều hòa định kỳ

Sau một thời gian sử dụng, màng lọc của điều hòa sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Điều này không chỉ gây tốn điện mà còn tạo ra mùi hôi, tiếng ồn và khiến không khí trong phòng trở nên ô nhiễm.

Nếu muốn tận hưởng không khí mát mẻ và dễ chịu vào mùa hè, đừng quên vệ sinh điều hòa thường xuyên.

- Không nên bật tắt liên tục

Nhiều người sợ điều hòa tốn điện nên cứ mát một chút là tắt, nóng lên lại bật. Tuy nhiên, việc bật tắt liên tục như vậy thực ra còn tốn điện hơn và ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy.

Xem thêm: Bốn sai lầm gây tốn điện, ít mát khi dùng điều hòa

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mỹ thuật Việt Nam sau 1975: Những dấu ấn từ hai miền hội tụ

Mỹ thuật Việt Nam sau 1975: Những dấu ấn từ hai miền hội tụ

Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, văn hóa nghệ thuật Việt Nam bước vào một giai đoạn mới – giai đoạn của hàn gắn, xây dựng và định hình lại bản sắc trong thời bình. Trong dòng chảy chung ấy, mỹ thuật không chỉ là tiếng nói thẩm mỹ mà còn là biểu hiện của một tinh thần dân tộc vừa kiêu hãnh, vừa khát khao đổi mới. Từ hai miền – với những nền tảng thẩm mỹ và lịch sử