Thấy thứ này ngoài đường mau đem về nhà, đó chính là “bảo bối” để trồng hoa

Nhiều "báu vật" trồng hoa có thể được nhặt trên đường phố, nếu bạn bỏ qua thì thật sự lãng phí.

Ngày càng có nhiều người thích trồng hoa, phần là để tô điểm thêm cho không gian sống của mình, phần là để giúp con người thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều kỹ thuật trồng hoa, chăm hoa lạ lẫm hơn.

Giờ đây, trồng hoa không nhất thiết là phải trồng trong chậu hay ra ngoài hàng quán mua phân nọ, phân kia về bón cho cây mà bạn có thể thu nhập những thứ đồ bỏ đi ở ngoài đường về để trồng hoa. Đó là những rác thải trên đường phố như chai nhựa, quả thông, cát, rêu,…Nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ trở thành bảo bối để trồng hoa, giúp cây xanh tốt, hoa nở bung khoe sắc.

1. Chai nhựa

Thấy thứ này ngoài đường mau đem về nhà, đó chính là “bảo bối” để trồng hoa - 1

Trước hết, chai nhựa có thể được dùng làm chậu hoa, thay vì phải mua các loại chậu hoa ngoài chợ. Trồng hoa trong chai nhựa cũng giúp thúc cây ra rễ. Khi bạn cắt cành, bạn có thể cho cành hoa vào chai nhựa, đổ một ít nước vào thì cây sẽ ra rễ nhanh gấp mấy lần.

2. Qủa thông

Mùa thu sẽ rụng rất nhiều quả thông. Nếu thấy quả thông, bạn có thể nhặt và đem về nhà. Sau khi phơi khô và khử trùng thì có thể dùng để trồng hoa.

Thêm nó vào đất có thể giúp điều chỉnh độ pH của đất, làm cho đất chua. Đồng thời, nó cũng còn giúp tăng khả năng thoát nước và độ thoáng khí của đất, có lợi cho sự phát triển của hầu hết các loài hoa, cây cảnh, chẳng hạn như đỗ quyên, cây dành dành, hoa trà, lan quân tử,…

3. Phân trùn quế

Thấy thứ này ngoài đường mau đem về nhà, đó chính là “bảo bối” để trồng hoa - 2

Sau trận mưa lớn, trên đất sẽ xuất hiện nhiều hạt đất nhỏ, đó chính là phân trùn quế, tức chất thải của những con trùn quế thải ra. Loại phân này rất giàu chất dinh dưỡng, bổ sung vào đất có thể nâng cao độ phì nhiều của đất và làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.

Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường đề kháng cho cây trồng, giúp cây hoa khỏe hơn, ít bị thối rễ. Chính vì vậy, đây cũng là một báu vật để trồng hoa.

4. Rêu

Rêu dễ mọc ở những nơi ẩm thấp và tối. Đặc biệt là vào mùa xuân và mùa hè, nó xuất hiện phổ biến hơn. Bạn có thể nhặt rêu về và đặt vào những chiếc chậu nhỏ xinh, trông nó cũng rất đẹp mắt.

Nó cũng được sử dụng như một lớp thảm bảo vệ cho cây và hoa. Đặt chúng phía dưới gốc cây có thể giữ nước cho cây trồng. Cách chăm sóc rêu rất đơn giản, bạn chỉ cần phun nước thường xuyên và đừng đem nó ra phơi nắng là được.

5. Cát

Thấy thứ này ngoài đường mau đem về nhà, đó chính là “bảo bối” để trồng hoa - 3

Đi ngoài đường nếu thấy cát, bạn có thể mang một ít về nhà và đem trộn với đất. Việc này có thể làm tăng khả năng thoát nước và độ thoáng khí cho đất, giúp rễ hoa phát triển mạnh hơn, tránh cho rễ hoa bị thối rữa.

Ngoài những thứ kể trên, trong cuộc sống còn có rất nhiều thứ khác có thể dùng để trồng hoa, không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí mà còn khiến việc trồng hoa trở nên dễ dàng hơn.

Ví dụ như vỏ trứng, nó rất giàu photpho và canxi. Vỏ trứng sau khi rửa sạch thì đem phơi khô, tán nhuyễn rồi cho vào đất có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cành lá phát triển xum xuê, xanh tốt hơn.

Ngoài ra còn có nước vo gạo. Sau khi lên men, nước vo gạo rất giàu các nguyên tố đạm, lân, kali, nó không chỉ có tác dụng thúc cây sinh trưởng mà còn thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa, tăng số lượng hoa nở, kéo dài thời gian ra hoa. Vì vậy, bạn có thể dùng nước vo gạo lên men để tưới cho cây.

Hạo Phi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về