Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ không? Các chuyên gia đưa ra lời giải thích rõ ràng, bố mẹ có thể tham khảo.

Trong gia đình Deok-sun trong bộ phim truyền hình "Reply 1988", chị cả Bora có trí thông minh vượt trội, vào Đại học Quốc gia Seoul và là một sinh viên xuất sắc. Trong khi đó, người em thứ ba Yuhui được xem không thông minh lắm.

Vì vậy, nhiều người cho rằng, trí thông minh của các con trong gia đình có thể giảm theo thứ tự sinh. Vậy thứ tự sinh có thực sự ảnh hưởng đến IQ không?

Năm 1973, nhà tâm lý học Belmont đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm quy mô lớn với 400.000 người nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa thứ tự sinh và chỉ số IQ. Kết quả cho thấy những đứa trẻ sinh ra sớm hơn có chỉ số IQ cao hơn.

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 1

Bộ phim Reply 1988.

Họ cũng phát hiện ra rằng trẻ em từ các gia đình lớn hơn (có nhiều con) đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra trí thông minh so với trẻ em từ các gia đình nhỏ hơn (có ít con hơn).

Thành thật mà nói, nghiên cứu này đã làm đảo lộn sự hiểu biết của nhiều người. Vì cơ bản, có hai yếu tố ảnh hưởng lớn đến chỉ số IQ của trẻ: Di truyền và môi trường giáo dục.

Tuy nhiên, xét từ đối tượng nghiên cứu, 400.000 người hầu hết đều là thanh niên Hà Lan 19 tuổi và đều là nam giới, nên nhiều người cho rằng thí nghiệm này vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có giá trị tham khảo nào cả.

Các chuyên gia cho rằng có hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng “suy giảm IQ” này: Thứ nhất là sự phân bổ nguồn lực khác nhau và thứ hai là những thay đổi trong môi trường trí tuệ.

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 2

Hãy phân tích phân bổ nguồn lực

Sinh con là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời, đánh dấu sự mở rộng và phát triển của gia đình. Khi sinh đứa con đầu lòng, nhiều gia đình sẽ đặt mục tiêu tạo ra một môi trường phát triển tốt cho con, và họ sẵn lòng đầu tư cả về mặt tài chính, thời gian và sự quan tâm để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con.

Vì vậy, đứa con lớn nhất trong gia đình có một lợi thế đáng kể khi được nhận 100% sự quan tâm và nguồn lực của bố mẹ. Trẻ được hướng dẫn, chăm sóc và định hướng trong việc phát triển tư duy, kỹ năng xã hội và tình cảm.

Tuy nhiên, khi có thêm những đứa con tiếp theo, nguồn lực gia đình bị chia sẻ. Đứa con lớn không còn nhận được sự tập trung độc quyền từ bố mẹ như trước nữa.

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 3

Nhiều gia đình sẽ đặt mục tiêu tạo ra một môi trường phát triển tốt cho con.

Họ phải chia sẻ tình yêu và quan tâm với các anh chị em, và thậm chí phải đối mặt với sự cạnh tranh trong việc thu hút sự chú ý và tài nguyên từ bố mẹ. Điều này có thể gây ra sự thiếu hụt và cảm giác không được quan tâm đầy đủ từ phía gia đình.

Hơn nữa, với mỗi đứa con, bố mẹ cũng phải chia sẻ thời gian và nguồn lực của mình để đáp ứng nhu cầu của tất cả các thành viên trong gia đình. Điều này có thể dẫn đến sự giới hạn về tài nguyên và sự chăm sóc cá nhân mà mỗi đứa con lớn nhận được. Đứa con lớn có thể cảm thấy bị bỏ lại phía sau, không đủ sự chú ý và hỗ trợ từ bố mẹ như trước đây.

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 4

Hãy phá vỡ môi trường trí tuệ

Ngay từ khi mang thai, con cả được hưởng những quyền lợi mà con thứ hai, thứ ba không được hưởng: Lúc này bố và mẹ đều còn khá trẻ, rất có thể đang trong thời kỳ hoàng kim sinh con, quan trọng hơn là kháng thể của mẹ lúc này cao, giúp cho sự phát triển trí não của trẻ lớn cân bằng hơn.

Các nhà khoa học đã dành 2 năm rưỡi theo dõi 42 gia đình và phát hiện ra rằng nếu gia đình thường xuyên giao tiếp với con cái thì chỉ số IQ của trẻ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những bậc bố mẹ đang chật vật kiếm sống và có ít thời gian giao tiếp với con cái sẽ đạt được kết quả chỉ số IQ trung bình tương đối thấp.

Nói cách khác, sự đồng hành chất lượng cao của bố mẹ có thể thúc đẩy sự phát triển trí thông minh của trẻ.

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 5

Thái độ nuôi dạy của bố mẹ sẽ tác động đến tính cách và quá trình trưởng thành của con.

Khi nuôi con lớn, bố mẹ có thể tập trung toàn bộ sức lực. Với việc sinh con tiếp theo, phải chăm sóc nhiều con cùng một lúc. Bố mẹ có thể gặp các thách thức và vấn đề mới, vì vậy có thể ít giao tiếp với con. Ít kiên nhẫn, việc trẻ không đủ ngôn ngữ và tình thương để nuôi dưỡng nên trí thông minh không tốt bằng con lớn cũng là điều hợp lý.

Các nhà tâm lý học phát hiện trong một bài kiểm tra tính cách gia đình rằng con lớn có tinh thần trách nhiệm cao và có xu hướng đạt thành tích cao hơn, trong khi các em nhỏ nổi loạn nhưng sáng tạo hơn.

Dù thứ tự có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển trí tuệ, nhân cách và hành vi của trẻ nhưng điều quan trọng nhất chính là thái độ nuôi dạy con cái của bố mẹ.

Đứa con lớn là đối tượng để các em noi theo và học tập từ khi còn nhỏ, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hành vi của các em. Vì điều này, các yêu cầu của bố mẹ sẽ khắt khe hơn.

Nhưng nếu bố mẹ luôn yêu cầu đứa con lớn phải nghiêm khắc với bản thân và đặt quá nhiều áp lực, trẻ có thể trở nên kiệt sức. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến ý thức cân đối, giao tiếp nhiều hơn và để con hiểu rằng không cần phải phấn đấu ở vị trí đầu tiên trong mọi việc.

Có một cảnh trong Reply 1988: Gia đình Deok-sun bị ngộ độc khí gas. Bố mẹ bế cô con gái và đứa con thứ ba Yuhui ra ngoài, nhưng lại hoàn toàn quên mất đứa con thứ hai Deok-sun. May mắn thay, Deok-sun ngủ không đặc biệt sâu. trèo ra ngoài và được cứu.

Ở ngoài đời, vị trí của đứa con giữa quả thực có thể chênh lệch, bởi nhiều bố mẹ mẹ sẽ vô thức dồn nguồn lực và sự quan tâm cho con lớn và con út, còn con giữa thì luôn vô tình bị bỏ qua.

Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là “chống bản sắc”, có nghĩa là trong một gia đình có nhiều anh chị em, để được bố mẹ chú ý, con cái sẽ cư xử ngược lại với anh chị em chẳng hạn, người con lớn sẽ siêng năng và chăm học, còn con thứ hai sẽ trở nên lười biếng và buồn chán, con thứ ba có thể có tính cách hoàn toàn trái ngược với con thứ hai.

Trong môi trường này, đứa con thứ hai rất dễ trở thành người tầm thường. Vì vậy, để con thứ không bị chèn ép, bố mẹ nên nỗ lực rèn luyện cho con khả năng tự khẳng định bản thân và giúp con nhận ra giá trị của bản thân. Về phần con út, thường là đứa được cưng chiều nhất trong nhà. Bố mẹ không nên quá chiều chuộng. 

Thứ tự sinh có quyết định chỉ số IQ của trẻ? Nghiên cứu thực nghiệm trên 400.000 người giải thích - 6

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về