Tính cách của mẹ quyết định tương lai con, 3 kiểu người mẹ khó dạy con thành người giỏi giang
Lời nói, thói quen, hành vi, cách người mẹ ứng xử sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.
Bố mẹ là người thầy đầu tiên của con. Môi trường phát triển và bầu không khí bố mẹ tạo ra sẽ quyết định tính cách và thói quen mà con sẽ có trong tương lai, đặc biệt là người mẹ.
Lời nói, hành động, và mọi cử chỉ của người mẹ sẽ gieo một hạt giống nhỏ vào trái tim của trẻ. Đây là sự hiểu biết ban đầu về thế giới. Nếu người mẹ có những giá trị không đúng đắn, trẻ sẽ khó trở nên tử tế.
Thực tế, người mẹ sở hữu 3 đặc điểm sau đây, trẻ sẽ khó thành công khi lớn lên, bố mẹ nên nhận ra sớm và điều chỉnh phương pháp nuôi dạy con phù hợp hơn, nhằm mangd dến may mắn, thịnh vượng cho cả gia đình.
Thích phàn nàn, luôn nói về những khó khăn trong cuộc sống
Một số người mẹ luôn thích phàn nàn và nói về cuộc sống khốn khổ, như thể chưa bao giờ hài lòng với bất kỳ ai hay điều gì. Những lời nói tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm trạng người mẹ, tác động đến những đứa trẻ lớn lên trong môi trường đó.
Trẻ lớn lên trong bầu không khí này dần trở thành những người bi quan. Khi gặp phải vấn đề, phản ứng đầu tiênkhông phải là chủ động giải quyết mà là rụt rè rút lui, cảm thấy bất lực và thiếu tự tin.
“Cuộc sống không chỉ toàn là hào nhoáng. Tất cả những điều tốt đẹp đều đến từ sự mãn nguyện trong trái tim, tình yêu trong đôi mắt và thái độ giản dị đối với thế giới.” Nếu mẹ có thể cố gắng gạt bỏ những lời phàn nàn và dần cải thiện sự bất mãn trong cuộc sống, ngay cả khi tác động ban đầu không đáng kể, theo thời gian, sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
Thái độ của mẹ ảnh hưởng đến cách trẻ nhận thức về thế giới xung quanh.
Việc tích cực thay đổi thái độ và hành vi không hề dễ dàng, nhưng nó hoàn toàn khả thi. Mẹ có thể bắt đầu bằng cách thực hành những thói quen nhỏ, như ghi chú những điều tốt đẹp trong cuộc sống mỗi ngày, dù chỉ là những điều giản dị như ánh nắng buổi sáng hay nụ cười của con. Những thói quen này sẽ dần dần hình thành một cách nhìn nhận tích cực hơn về cuộc sống.
Hơn nữa, mẹ cũng có thể chia sẻ với con những câu chuyện tích cực, bài học từ những khó khăn đã vượt qua. Việc này giúp trẻ hiểu rằng khó khăn là một phần của cuộc sống, dạy cách đối mặt với thử thách chủ động và lạc quan.
Người mẹ không xem trọng việc học của con
Trong thời đại ngày nay, khi mà kiến thức và kỹ năng trở thành những yếu tố then chốt quyết định thành công trong cuộc sống, việc coi nhẹ giáo dục khiến trẻ không có đủ nền tảng vững chắc để đối mặt với những thách thức trong tương lai.
Hiện nay, nhiều phụ huynh chưa thực sự hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, mong muốn trẻ làm việc kiếm tiền hơn là đầu tư phát triển bản thân. Điều này có thể xuất phát từ nhiều lý do, như những trải nghiệm trong quá khứ, áp lực tài chính, hoặc thậm chí là những quan niệm sai lầm về giá trị của việc học.
Tuy nhiên, việc ưu tiên kiếm tiền ngay từ khi còn nhỏ có thể làm trẻ cảm thấy áp lực, dẫn đến không có cơ hội để khám phá những đam mê và sở thích.
Khi trẻ bị áp lực phải làm việc để kiếm tiền, có thể bỏ lỡ những trải nghiệm quý giá trong thời gian học tập, như tham gia các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu, hay kết bạn.
Hơn nữa, sự thiếu thốn trong việc đầu tư vào giáo dục có thể dẫn đến một chu kỳ tiêu cực, khi trẻ lớn lên mà không có đủ kiến thức và kỹ năng để theo đuổi những cơ hội tốt hơn, khó có khả năng thoát khỏi những rào cản kinh tế mà gia đình đã trải qua.
Học tập của trẻ nên được đầu tư đúng cách.
Không có những giá trị và quan điểm phù hợp về đúng sai trong cuộc sống
Nếu bố mẹ hình thành những giá trị không đúng đắn, không phân biệt được đúng sai, thậm chí có những thói quen xấu trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng. Những giá trị và hành vi của bố mẹ hình thành cách con nhìn nhận thế giới, định hình mối quan hệ sẽ xây dựng trong tương lai.
Ví dụ, nếu người bố thường xuyên bạo lực với mẹ, trẻ sống trong môi trường này dễ có xu hướng phát triển vấn đề bằng bạo lực.
Trẻ có thể phát triển những niềm tin sai lầm về tình yêu và quan hệ, cho rằng bạo lực là phần bình thường của tình cảm. Đây là những mối nguy hiểm tiềm ẩn mà bố mẹ gieo rắc cho tương lai của con.
Hành vi, thói quen của bố mẹ ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý trẻ.
Hơn nữa, trẻ có thể phát triển những vấn đề tâm lý như lo âu, trầm cảm hoặc sự tự ti. Cảm thấy bất lực khi chứng kiến những hành vi sai trái và không biết cách bày tỏ cảm xúc của lành mạnh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, dẫn đến những hành vi không phù hợp.
Ngoài ra, những giá trị sai lệch này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Nếu bố mẹ không nhận thức được những hành vi và không có ý thức thay đổi, trẻ sẽ lớn lên và có thể lặp lại những mô hình đó trong gia đình riêng.
Điều này tạo ra một chu kỳ khép kín, nơi mà những giá trị sai lầm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, gây khó khăn cho việc thay đổi và cải thiện tình hình.
Để phá vỡ chuỗi này, bố mẹ nên nhận thức rõ về hành vi của mình và chủ động thay đổi. Hãy cần tham gia vào các hoạt động giáo dục và tự phát triển bản thân, tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia nếu cần thiết.
Việc tạo ra một môi trường gia đình lành mạnh, nơi sự tôn trọng, yêu thương và giao tiếp cởi mở được thực hành, nhằm giúp trẻ phát triển những giá trị tích cực và kỹ năng cần thiết để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai.
Bình luận