Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai

Một số "thói quen xấu" là dấu hiệu trí não trẻ đang phát triển tốt, bố mẹ nên quan sát và hướng dẫn con phát triển đúng hướng.

Về quy luật phát triển não bộ, đằng sau mỗi trò nghịch ngợm của trẻ cho thấy đang trải qua một đỉnh cao trong sự phát triển trí tuệ.

Nếu trẻ gặp phải 3 “vấn đề lạ” này nghĩa là IQ đang có bước nhảy vọt, điều quan trọng là được hướng dẫn, trở thành chất xúc tác cho sự phát triển trí tuệ, bộc lộ tốt tiềm năng bẩm sinh.

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 1

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 2

Thích ném đồ vật

Trẻ 1 - 2 tuổi đặc biệt thích thú với cảm giác ném. Trẻ muốn ném mọi thứ có trong tay, từ đồ chơi đến thức ăn hay bất kỳ vật gì có thể với tới. Hành động này không phải là một sự phản kháng hay chống đối mà là một phần quan trọng trong quá trình khám phá thế giới xung quanh. Khi trẻ ném đồ đạc, đang kiểm tra và quan sát, tìm hiểu xem phản ứng của vật thể sẽ ra sao khi chịu tác động từ lực bên ngoài.

Trên thực tế, khi ném đi ném lại mọi thứ, trẻ dần dần đi đến kết luận: Hóa ra những vật cứng khi ném xuống đất sẽ phát ra âm thanh, còn búp bê mềm thì không. Đây là cách trẻ học hỏi về nguyên lý vật lý cơ bản, từ trọng lực đến âm thanh, và qua đó phát triển khả năng tư duy logic. Những âm thanh khác nhau trẻ nghe được từ việc ném các vật thể cũng giúp phân biệt giữa vật liệu và hiểu rõ hơn về thế giới vật chất.

Ngoài ra, trẻ đôi khi ngồi và ném, đôi khi đứng, và đôi khi ném sang trái, đôi khi sang phải. Hành động này cho thấy trẻ đang trong “giai đoạn nhạy cảm với không gian” và muốn cảm nhận độ cao, định hướng thông qua các chuyển động, các góc khác nhau. 

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 3

Trẻ em cần phải tò mò và ham học hỏi để thành công. Tính tò mò tự nhiên này là động lực thúc đẩy trẻ thực hiện “thí nghiệm” của riêng mình. Để tạo điều kiện cho sự khám phá này, bố mẹ thiết lập các quy tắc và tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ. 

Nếu nhà có không gian, mẹ có thể bố trí nơi đặc biệt để ném đồ và chuẩn bị một số đồ vật có thể ném an toàn như bóng mềm, báo cuộn thành bóng... giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá. Mỗi ngày, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để trẻ khám phá và kiểm chứng các giả thuyết của mình. 

Đồng thời, để bảo đảm sự an toàn cho trẻ trong quá trình khám phá, hãy đặt những đồ vật dễ vỡ ngoài tầm với. Thay vì sử dụng đĩa thủy tinh hay cốc sứ, mẹ nên dùng đồ nhựa an toàn cho trẻ. Hãy nói cho trẻ biết về những vật dụng không được ném, và giải thích lý do, nhằm hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng đồ vật xung quanh.

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 4

Chơi dưới nước và có khoảng thời gian vui vẻ

Trẻ em có ái lực tự nhiên với nước. Nếu trẻ nhìn thấy một vũng nước sẽ dẫm lên nó, hay đi ngang qua một con suối, sẽ nhảy vào và vui chơi. Tại sao trẻ lại bị ám ảnh bởi việc chơi với nước?

Giai đoạn trước 6 tuổi là thời kỳ vàng để phát triển trí não. Trẻ có bản năng xây dựng hình ảnh về thế giới. Nếu muốn hiểu sâu hơn về nhiều sự vật, trẻ phải sử dụng nhiều trò chơi giác quan khác nhau để tiếp xúc với những sự vật tự nhiên thông qua mắt, tai, da và các giác quan khác.

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 5

Nước chảy và có thể thay đổi hình dạng theo ý muốn, mang lại cho trẻ trải nghiệm giác quan phong phú. 

Nói cách khác, bản chất của trẻ là chơi với nước. Vì vậy, khi thấy trẻ có hứng thú với nước, bố mẹ đừng vội ngăn cản, thay vào đó hãy tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ chơi.

Nếu trời mưa và trẻ chơi trong vũng nước, hãy mang ủng và áo mưa. Hay trẻ nghịch nước từ vòi, hãy hướng dẫn trẻ học cách tưới nước cho tưới hoa, rau...

Khi tắm, hãy chuẩn bị sẵn một số đồ chơi nước, nhằm tăng sự kết nối giữa các tế bào thần kinh.

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 6

Dùng tay hứng đồ ăn vương vãi khắp sàn nhà

Có giai đoạn, trẻ thích lấy đồ ăn bằng tay và sẽ không vui nếu bị ngăn cản. Nhìn quần áo bẩn và thức ăn vương vãi trên sàn nhà, đôi khi bố mẹ khó chịu.

Khi trẻ có biểu hiện như vậy, nhiều bà mẹ liền cầm thìa đút cho con. Nhưng điều này vô tình hạn chế cơ hội học cách ăn uống tự lập.

Trước hết, trẻ học cách tự ăn có thể làm phong phú thêm trải nghiệm giác quan và cải thiện khả năng phối hợp tay - não. Từ đó thúc đẩy sự phát triển trí não.

- Khi mắt nhìn thấy thức ăn, đó là sự kích thích thị giác.

- Dùng tay chạm vào thức ăn là sự kích thích xúc giác.

- Cho vào miệng và nếm thử, sẽ kích thích vị giác 

Thực phẩm có độ mềm và cứng khác nhau, kết cấu. cảm giác xúc giác khác nhau. 

Trẻ có 3 “thói quen xấu” là biểu hiện IQ cao, bố mẹ không nên vội sửa sai - 7

Trẻ tự mình nắm và ăn, dần dần tìm hiểu về các loại thực phẩm khác nhau và biết cách điều chỉnh sức mạnh của ngón trỏ và ngón cái. Đây là quá trình ăn uống và suy nghĩ, kích thích não bộ và hệ thần kinh của trẻ.

Hơn nữa, khi trẻ có suy nghĩ “Con muốn tự mình ăn”, sẽ tạo ra xung lực mạnh. Bố mẹ nên tạo điều kiện để trẻ trải nghiệm cảm giác “Con tự làm được” trong quá trình ăn uống tự lập .

Theo quan điểm của người lớn, việc ăn uống đơn giản, nhưng đối với trẻ nhỏ, đó là một dự án phức tạp.

Ban đầu, khi trẻ với lấy thức ăn, thông thương sẽ làm rơi ra khỏi bát hoặc không thể đưa vào miệng, cuối cùng sẽ ép vào mũi hoặc môi dưới. Tuy nhiên, khi trẻ tiếp tục lặp lại những hành động này, ngày càng nhận thức rõ hơn về khoảng cách và vị trí của thức ăn, dần dần đưa vào miệng một cách chính xác. Điều quan trọng là bố mẹ hướng dẫn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ trong quá trình ăn uống.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất