Trẻ thích ra ngoài và trẻ ở nhà sẽ tạo ra khoảng cách lớn khi trưởng thành
Trẻ thích ra ngoài và vui chơi hay ở nhà đều có tác động nhất định đến nhận thức và phát triển tư duy.
Theo tiến sĩ tâm lý học Shafali Sabari "Mỗi đứa trẻ đều có bản ngã riêng và chúng sẽ lựa chọn cuộc sống dựa trên bản ngã này. Nhiệm vụ của bố mẹ là củng cố ý thức bẩm sinh về bản thân của trẻ và cung cấp nền tảng để ý thức đó nảy nở và đơm hoa kết trái."
Việc một đứa trẻ thích ra ngoài và vui chơi hay ở nhà đều có tác động nhất định đến nhận thức và phát triển tư duy. Mỗi hướng đi đều mang lại cơ hội, lợi ích khác nhau.
Vì vậy, khi trưởng thành ở 2 kiểu trẻ này cũng sẽ có nhiều điểm khác nhau. Điều quan trọng là bố mẹ bố mẹ tận dụng lợi thế, ưu điểm để giúp con phát triển, và nhận ra điểm yếu cần cải thiện.
Lợi ích khi trẻ thích ra ngoài chơi
Trẻ thu được nhiều thông tin kiến thức bất ngờ
Hiện nay, do áp lực học tập cao nên thời gian và năng lượng của trẻ bị kiểm soát, vì vậy kênh phổ biến để tiếp nhận thông tin về cơ bản là từ gia đình, sách vở và bài tập. Điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng bước vào "cái kén thông tin".
Do đó, một môi trường phong phú chính là mảnh đất kích thích sự sáng tạo của trẻ. Trẻ thường xuyên ra ngoài vui chơi sẽ tiếp xúc nhiều thông tin bất ngờ hơn.
Ví dụ, thời tiết thay đổi đột ngột, có bạn chơi mới, hay kế hoạch dã ngoại thay đổi bất ngờ... Những yếu tố mơ hồ, không chắc chắn và bất ngờ này, ở một mức độ nào đó, sẽ mang lại nhiều kích thích cho bộ não đang phát triển của trẻ.
Một số nghiên cứu chỉ ra, trẻ em dành hơn năm giờ ở ngoài trời mỗi tuần có bộ não hoạt động tích cực hơn.
Khi trẻ thoát khỏi lộ trình "ở nhà" đã định sẵn, hoạt động của não bộ sẽ dễ dàng được kích hoạt hơn sau khi được kích thích.
Môi trường phong phú chính là mảnh đất kích thích sự sáng tạo của trẻ.
Học được cách kết nối mối quan hệ
Một nhà văn nổi tiếng từng than thở rằng, giới trẻ ngày nay dường như yếu về giao tiếp xã hội. Hầu hết bạn bè trong vùng nhỏ, với những mối quan hệ quen thuộc, khiến trẻ không có nhiều cơ hội thực hành và rèn luyện kỹ năng giao tiếp.
Vì vậy, trẻ thường ngại ngùng khi phải tiếp xúc với người lạ, và điều này tạo ra khoảng cách lớn khi bước ra ngoài thế giới rộng lớn hơn. Tuy nhiên, khi trẻ ra ngoài vui chơi, dễ kết nối bạn mới.
Ví dụ, trẻ tham gia vào các hoạt động ngoài trời, thể thao, dã ngoại... Những trải nghiệm này giúp trẻ vui vẻ, cơ hội để phát triển kỹ năng sống cần thiết.
Trẻ được tiếp xúc cuộc sống thực
Theo chuyên gia, nếu môi trường và nguồn lực bố mẹ cung cấp có hạn, nên đưa trẻ đến những nơi có môi trường, nguồn lực cao để mở rộng tầm nhìn, cho trẻ thấy những cách suy nghĩ và lối sống khác nhau.
Trẻ có thể nhìn xa hơn thì khả năng cho cuộc sống tương lai sẽ càng lớn.
Sách cung cấp cho trẻ kiến thức và trí tưởng tượng, nhưng con đường thực tế trẻ đi qua và cảnh vật nhìn thấy có thể giúp bản thân trưởng thành hơn.
Vậy trẻ thích ở nhà mang đến lợi ích gì?
Dễ dàng tiếp thu cơ sở kiến thức chính xác
Nếu trẻ ở nhà và có sở thích đọc sách, cũng sẽ tiếp thu kiến thức ở mức nhất định.
Nếu ra ngoài chơi là để ngắm nhìn thế giới rộng lớn hơn thì ở nhà là để dành trước nhiều kiến thức hơn, cho chuyến hành trình ngắm nhìn thế giới sau này.
Nói cách khác, khi trẻ không có thời gian và năng lượng để ngắm nhìn thế giới rộng lớn và tiếp xúc nhiều người, thì việc “ở nhà” để đọc sách, xem phim tài liệu... cũng là một cách để hiểu thế giới.
Hơn nữa, so với sự bất định của thế giới bên ngoài, việc “ở nhà” giúp trẻ dễ dàng lựa chọn chính xác kiến thức cần tiếp thu theo nhu cầu của bản thân.
Thêm thời gian “vô ích”
Đọc một số cuốn sách "vô ích", làm một số việc "vô ích", và dành một số thời gian "vô ích" đều nhằm mục đích giữ lại cơ hội vượt qua chính mình, vượt xa mọi thứ đã biết.
Trong nhịp sống và học tập vô cùng nhanh chóng ngày nay, nhiều trẻ bị mắc kẹt một cách thụ động trong "du lịch thực dụng", "đọc sách thực dụng"...
Vì vậy, khi có thời gian và không gian trống, trẻ học cách kiểm soát được bản thân, từ đó kích thích khả năng khám phá và đánh thức động lực bên trong.
Nếu trẻ ở nhà và có sở thích đọc sách, cũng sẽ tiếp thu kiến thức ở mức nhất định.
Nâng cao sự tự nhận thức
Một nhà giáo dục viết, "Tại sao trẻ em ngày nay lại có nhiều cảm giác vô nghĩa? Về cơ bản, đó là vì trẻ này hiếm khi dành thời gian để chăm sóc và yêu thương bản thân".
Khả năng quan trọng nhất của một người là hòa hợp với chính mình.
Nhìn thấy thế giới là quan trọng, nhưng nhìn thấy chính mình là khởi đầu của mọi thứ.
Trẻ thích ở nhà có thể hành động chậm hơn, nhưng cũng đang học hỏi về thế giới thông qua trải nghiệm của riêng.
Khi viết những dòng này, tôi nhớ đến một câu trích dẫn mà tôi rất thích:
Thực tế, việc trẻ thích đi chơi hay ở nhà không phải là vấn đề về quá lớn. Bởi nó sẽ tương ứng với giai đoạn, một nhu cầu và sự lựa chọn nhất định. Bất kỳ lựa chọn nào đều mở ra thế giới riêng cho trẻ.
Vậy bố mẹ làm thế nào để giúp trẻ phát triển tốt?
Phương pháp: Một nửa luật lệ, một nửa tự do
Nhà tâm lý học Lý Mỹ Kim từng chỉ ra, nên đặt ra các quy tắc cho trẻ trước 6 tuổi.
Do những hạn chế về khả năng phát triển nhận thức, thể chất và tinh thần, trẻ hiếm suy nghĩ khi phải đưa ra nhiều lựa chọn.
Nếu trẻ được vui chơi quá thoải mái, sẽ muốn chơi cho đến quên ăn uống. Hay khi dành quá nhiều thời gian ở nhà, trẻ dễ đắm chìm vào điện thoại hoặc TV.
Vì vậy, khi có những quy tắc vừa phải và giới hạn phù hợp, giúp trẻ buông bỏ một cách tự do.
Ngoài ra, ranh giới và quy tắc trong môi trường nuôi dạy rõ ràng, trẻ sẽ dễ cảm nhận được sự dân chủ của bố mẹ và học cách phát triển bản thân tốt hơn.
Một nửa tôn trọng, một nửa hướng dẫn
Khoan dung không có nghĩa là nuông chiều. Bố mẹ nên lồng ghép việc tôn trọng và hướng dẫn trẻ trong quá trình trưởng thành.
Ví dụ, để một cái cây mọc lên từ hạt giống, nó cần ánh sáng mặt trời và mưa, cũng như sự "cắt tỉa" kiên nhẫn của người làm vườn.
Khi có những quy tắc vừa phải và giới hạn phù hợp, trẻ sẽ phát triển tốt hơn.
Một nửa cho phép, một nửa chấp nhận
Một sinh viên Đại học Thanh Hoa đã chia sẻ quan điểm thú vị: Mỗi đứa trẻ đều có hai mặt tính cách.
- Đứa trẻ dũng cảm chắc chắn sẽ có phần thiếu kiên nhẫn.
- Hay trẻ yếu đuối sẽ có một mặt mâu thuẫn.
- Trẻ tâm trí ổn định sẽ hài lòng với cuộc sống bình thường.
- Trẻ hiền lành sẽ thích sự gắn bó...
Mức độ tình yêu cao nhất là cho phép và chấp nhận mọi khía cạnh của trẻ.
Cho phép trẻ thích ra ngoài chơi và chấp nhận trẻ thích ở nhà, không vội ép buộc thay đổi sở thích.
Thực tế, quá trình phát triển của trẻ là “sự tùy chỉnh mang tính cá nhân”.
Mỗi đứa trẻ có bản chất khác nhau nên cách lớn lên và được nuôi dạy cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên tôn trọng đặc điểm tính cách riêng, và hướng dẫn trẻ phát triển phù hợp.
Bình luận