Nhà có 2 con trai đều lần lượt chuyển giới thành con gái

Từ nhỏ, chị em Châu đã lộ rõ sự khác biệt, dù mang hình hài con trai nhưng lại thích mặc váy, tô son, chơi những trò chơi của con gái.

Nhà có 2 con trai đều lần lượt chuyển giới thành con gái - 1

Châu và Ngà (từ trái sang) - hai anh em ruột cùng chuyển giới thành con gái

Nguyễn Văn Châu (sinh năm 1991, TP.HCM) sinh ra trong gia đình có hai anh em trai, Châu là út, còn anh cả là Nguyễn Văn Ngà (sinh năm 1988). Ba Châu kiếm sống bằng nghề chạy xe ba gác, thời trẻ sống trong cảnh nghèo khó, túng quẫn nên mơ ước đổi đời bằng cách đặt tên đặc biệt cho hai người con. Ông đặt tên con là Ngà và Châu, mong con mai này có cuộc sống “ngọc ngà châu báu”.

“Nhưng ba mẹ chẳng ngờ được, hai đứa con trai lại lần lượt chuyển giới thành con gái”, Châu nói.

Ở nhà, Ngà được gọi là bé Hai, còn châu là bé Ba. Từ nhỏ, chị em Châu đã lộ rõ sự khác biệt, dù mang hình hài con trai nhưng lại thích mặc váy, tô son, chơi những trò chơi của con gái.

Cả tuổi thơ, chị em Châu sống trong sự kỳ thị của bạn bè bởi những cử chỉ, sở thích khác lạ. Phụ huynh của bạn cùng lớp không cho con cái lại gần chị em Châu bởi "sợ lây nhiễm tính bóng, tính bê đê". Thế giới của hai chị em thu nhỏ trong căn nhà nhỏ hẹp trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4, TP.HCM) với những trò chơi tự vẽ ra.

“Khái niệm đồng tính, chuyển giới thời đó còn lạ lẫm nên mọi người kỳ thị lắm. Chị em mình chẳng có cách nào, chỉ biết nương tựa vào nhau”, Châu chia sẻ.

Nhà có 2 con trai đều lần lượt chuyển giới thành con gái - 2

Ba Châu từ phản đối dữ dội đến chấp nhận giới tính thật của hai con

Sau này, Ngà là người “come out” trước. Chẳng có cuộc nói chuyện thẳng thắn nào với ba mẹ rằng, bé Hai là người đồng tính. Ngà nuôi tóc dài, mặc đồ nữ, đánh phấn, tô son, đi giày cao gót… sống đúng với ngoại hình của một cô gái.

Kể từ ngày đó, Châu chứng kiến chị gái chịu bao trận đòn roi của ba mẹ. Ba Châu không chấp nhận người con trai ông kỳ vọng sống “nửa nam nửa nữ”, “trai không ra trai, gái không ra gái”. Ngà không chịu nổi đã bỏ nhà đi không một lời từ biệt.

“Chị Hai làm trong gánh hát, nay đây mai đó, không quản ngại vất vả, chỉ cần được sống là chính mình. Sau này, ba mẹ thương quá đã đi tìm chị, gọi chị về nhà”, Châu kể.

Nhà có 2 con trai đều lần lượt chuyển giới thành con gái - 3

Châu hạnh phúc khi được là chính mình

Vài năm sau, đến lượt Châu “thoát kén”. Nhìn người con trai còn lại dần thay đổi ngoại hình như con gái, ba mẹ Châu rất đau lòng.

“Khác với chị Hai, mình gần gũi, thân thiết với ba mẹ hơn nên dễ được chấp nhận hơn. Ba mẹ đánh chị Hai 3 trận chỉ thì đánh mình 1 trận. Hoặc cũng có thể, chị Hai là người đi trước đón đầu nên hành trình “come out” dữ dội hơn nhiều”, Châu tâm sự.

“Come out” sau nhưng Châu lại là người chuyển giới trước. Cô chuyển giới năm 2015, còn Ngà chuyển giới năm 2018. Ngày sang Thái Lan tiến hành ca phẫu thuật, cả hai chị em Châu đều được ba chở ra sân bay bằng chiếc xe cũ kỹ. Ba Châu còn đứng ngoài tận mắt nhìn con bước vào phòng chờ máy bay rồi mới ra về.

Sau ca phẫu thuật, chị em Châu đều trở về với vòng tay yêu thương của gia đình. Suốt thời gian hậu phẫu, mẹ Châu là người rửa vết thương, còn ba Châu cặm cụi nấu từng bữa ăn bồi bổ cho các con. Sau này, cũng chính ba là người đưa chị em cô đi cắt chỉ.

“Sự bao dung, tình yêu thương vô bờ bến của ba mẹ khiến chị em mình quên hết những trận đòn trước đó. Hai chị em chẳng có chút trách hờn, chỉ thương ba mẹ rơi vào cảnh tréo nghoe khi cả hai người con trai đều bị "mụ" nặn nhầm”, Châu chia sẻ.

Nhà có 2 con trai đều lần lượt chuyển giới thành con gái - 4

Châu cùng chị hai hết lòng báo hiếu ba mẹ lúc tuổi già

Không màng đến chuyện con gái chuyển giới có xinh đẹp, nữ tính hay không, ba mẹ Châu chỉ quan tâm đến sức khỏe của các con. Khác với chị hai chỉ phẫu thuật một lần, Châu phải phẫu thuật 3-4 lần với tổng chi phí lên đến 400 triệu đồng. Ba mẹ cô luôn khuyên nhủ, dù xấu hay đẹp cũng đừng lạm dụng dao kéo, chỉ cần sống cuộc đời khỏe mạnh là đủ.

Hiện tại, Ngà làm việc trong gánh hát, còn Châu kinh doanh quán ăn. Cả hai có cuộc sống ổn định, thu nhập đủ để lo cho bản thân và ba mẹ.

Nhiều năm qua, chị em Châu và ba mẹ luôn sống trong sự gièm pha, kỳ thị của người đời. Có người nói ba cô "mất giống", có người bảo ba mẹ cô bất hạnh, sinh ra hai đứa con “bê đê”…

Ba mẹ cô từng buồn bã, đau khổ, sống mặc cảm với cuộc đời nhưng giờ đây, họ đã học được cách sống lạc quan, gạt bỏ mọi sự miệt thị.

“Ba mẹ mình hiện tại rất hạnh phúc, luôn xem hai cô con gái là báu vật trên đời. Ba mẹ nói, chẳng gì quan trọng bằng hạnh phúc của con”, Châu chia sẻ.

Không thể sinh con nối dõi cho ba mẹ, chị em Châu báo hiểu bằng cách sống lương thiện, tu chí làm ăn, chăm sóc ba mẹ tỉ mỉ từ miếng ăn đến giấc ngủ. Từ cảm nhận của riêng mình, Châu cho rằng, chính vì không có con cái nên cô càng có nhiều thời gian, sức lực để chăm sóc cho đấng sinh thành.

Hạ Nhiên

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Phản ánh quá trình đổi mới của đất nước qua cuộc thi “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phát động, hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Báo Nhân Dân ra số đầu tiên (11/3/1951 - 11/3/2026) là hoạt động có ý nghĩa, nhằm tuyển chọn những tác phẩm ảnh báo chí có giá trị tư liệu, nghệ thuật và thông tin ghi dấu hành trình đổi mới của đất nước, ph

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Thêm một Nguyễn Trường viết phê bình văn học

Nhà văn Nguyễn Trường là người sáng tác. Tuy nhiên, do công việc, nhà văn còn làm “người điểm sách”, “bình sách” (chữ trong Lời giới thiệu của Nhà xuất bản). Tác giả khiêm tốn gọi những bài viết của mình là “cảm nhận văn học” chứ không ghi là tiểu luận, phê bình như những người làm phê bình chuyên nghiệp. Song đọc 41 bài viết được tập hợp trong cuốn sách “Gặp gỡ những v