Dự báo giá vàng ngày 17/2: Tiếp tục lao dốc, nhập khẩu vàng của nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới giảm

Nguồn tin Chính phủ Ấn Độ mới đây cho biết hoạt động nhập khẩu vàng trong tháng 1/2023 của nước này đã giảm.

Chốt phiên giao dịch ngày 16/2, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC mua vào bán ra ở mức 66,35 - 67,15 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên hôm qua.

Vàng Doji TP.HCM niêm yết giá vàng ở mức 66,25-67,1 triệu đồng/lượng, giảm 100.000 đồng/lượng.

Phú Quý SJC niêm yết giá vàng ở mức 66,3-67,1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường quốc tế, giá vàng đạt 1.830,86 USD/ounce, giảm 5,64 USD vào lúc 20h55 ngày 16/2 theo giờ Việt Nam.

Nguồn tin Chính phủ Ấn Độ mới đây cho biết hoạt động nhập khẩu vàng trong tháng 1/2023 của nước này đã giảm 76% so với cùng kỳ một năm trước đó và xuống mức thấp nhất trong 32 tháng.

Sự suy giảm trên là do nhu cầu yếu sau khi giá vàng trong nước tăng lên mức cao kỷ lục và các nhà giao dịch kim hoàn hoãn mua hàng với hy vọng thuế nhập khẩu giảm.

Việc thị trường tiêu dùng vàng thỏi lớn thứ hai thế giới giảm nhập khẩu kim loại quý này có thể ảnh hưởng đến giá vàng tiêu chuẩn. 

Theo nguồn tin trên, Ấn Độ đã nhập khẩu 11 tấn vàng trong tháng trước, giảm mạnh so với 45 tấn cùng tháng 1/2022. Giá trị nhập khẩu cũng giảm từ 2,38 tỷ USD xuống còn 697 triệu USD vào cùng giai đoạn.

Dự báo giá vàng ngày 17/2: Tiếp tục lao dốc, nhập khẩu vàng của nước tiêu thụ lớn thứ hai thế giới giảm - 1

Vàng tiếp tục giảm

Động lực chính để xem xét xu hướng của giá vàng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đồng đôla Mỹ. Văn phòng Thống kê Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) toàn phần trong tháng đầu năm 2023 tăng 6,4% so cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 6,5% của tháng 12 năm ngoái nhưng chưa hạ nhiệt như mức 6,2% theo dự báo.

Giá vàng trong nước thường diễn biến theo vàng thế giới, vì vậy, rất có thể giá vàng sẽ giảm trong phiên ngày 17/2.

Ngọc Linh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Đọc “Tiếng Khèn” của Trần Đàm

Vì tôi không biết đây là tập thơ thứ năm của Trần Đàm, nên “Tiếng Khèn” cứ đưa tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Tại sao một người rất giỏi về nhiếp ảnh lại làm thơ khá thế? Ấn tượng nhất là mảng thơ viết về miền núi. Vẫn những cảnh người ta thường bắt gặp trong thơ của các cây bút khác, nhưng trong “Tiếng Khèn”, nó hoàn toàn khác, đó là những gì rất ri