Giá vàng tăng mạnh, mốc tiếp theo là bao nhiêu?

Giá vàng vừa kết thúc một tuần tăng mạnh trong bối cảnh giới đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn, giữa lúc niềm tin vào đồng USD và trái phiếu chính phủ Mỹ suy giảm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo đà tăng này có thể chỉ là tạm thời nếu thị trường trái phiếu phục hồi hoặc căng thẳng địa chính trị dịu bớt.

Giá vàng giao ngay hiện đang neo ở mức 3.361,21 USD/ounce, tăng gần 5% so với tuần trước. Đà tăng này bắt đầu sau khi Moody’s hạ bậc tín nhiệm nợ của Mỹ vào cuối tuần trước, làm dấy lên lo ngại về khả năng thanh toán nợ và tương lai tài chính của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thêm vào đó, một đợt phát hành trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 20 năm trong tuần diễn ra không suôn sẻ, khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 30 năm vượt mốc 5%, làm cho thị trường càng thêm bất ổn. Cùng lúc, chỉ số USD cũng trượt về mức thấp nhất ba tuần, quanh mốc 99 điểm.

Trong bối cảnh các nhà đầu tư lo lắng về lạm phát, chi tiêu công và khối nợ khổng lồ của Mỹ, vàng được xem là lựa chọn phòng thủ an toàn hơn so với đồng USD và chứng khoán. Một số nhà đầu tư thậm chí còn chuyển sang cả Bitcoin như một dạng tài sản thay thế.

Chris Weston, Giám đốc nghiên cứu tại Pepperstone, cho biết: “Càng nhiều người lo ngại về chi tiêu chính phủ và lạm phát, thì vàng càng được ưa chuộng như một hàng rào phòng ngừa rủi ro”.

Giá vàng tăng mạnh, mốc tiếp theo là bao nhiêu? - 1

Điều gì có thể kìm hãm đà tăng của vàng trong thời gian tới?

Mặc dù vàng đang hưởng lợi từ sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu, song các chuyên gia cảnh báo rằng nếu lợi suất trái phiếu không tăng thêm hoặc duy trì quanh ngưỡng 5%, giá vàng có thể chững lại.

Han Tan, chuyên gia phân tích tại FXTM, cho biết đà tăng hiện tại của vàng “có thể mất lực” nếu các dữ liệu sắp tới, như biên bản cuộc họp FOMC và chỉ số PCE, không đủ mạnh để khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thay đổi hướng đi chính sách.

Bên cạnh đó, tình hình chính trị và thương mại toàn cầu cũng là ẩn số lớn. Nếu căng thẳng leo thang, vàng có thể tăng tiếp. Nhưng nếu các bên đạt được thỏa thuận, áp lực mua vàng sẽ giảm.

Ole Hansen từ ngân hàng Saxo nhận định rằng việc vàng vượt mốc 3.355 USD/ounce có thể là dấu hiệu kết thúc đợt điều chỉnh ngắn hạn. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại rằng thị trường trái phiếu đang “quá bi quan” và bất kỳ sự đảo chiều nào cũng có thể khiến nhà đầu tư chuyển hướng khỏi vàng.

Một yếu tố mới xuất hiện trong tuần là tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc có thể tăng thuế nhập khẩu từ châu Âu lên 50% từ ngày 1/6. Thông điệp này được đánh giá là lời nhắc nhở rằng cuộc chiến thương mại chưa kết thúc và Mỹ có thể tiếp tục đối mặt với hệ quả kinh tế nghiêm trọng.

Tình hình tại Nhật Bản cũng khiến các chuyên gia lo ngại. Lợi suất trái phiếu tăng tại nước này có thể làm gián đoạn dòng vốn toàn cầu và gây áp lực lên thanh khoản, điều này càng thúc đẩy vai trò trú ẩn của vàng.

Ngoài ra, các vấn đề về nợ công, xu hướng "phi đô la hóa" và sự mất lòng tin vào khả năng điều hành kinh tế của Mỹ đang dần đẩy vàng lên vị thế một loại tài sản toàn cầu, không chỉ dành riêng cho giới đầu tư Mỹ.

Đồng USD suy yếu có phải là đòn bẩy chính cho vàng?

Đồng USD tiếp tục mất đà trong tháng qua và đây chính là yếu tố then chốt đẩy giá vàng lên. Adam Turnquist, chiến lược gia kỹ thuật của LPL Financial, nhận định rằng “động lực và vị thế của đồng USD vẫn mang tính tiêu cực” và nếu USD phá vỡ vùng tích lũy hiện tại, lo ngại về kinh tế Mỹ sẽ gia tăng.

Trong khi đó, David Morrison của Trade Nation cảnh báo rằng dù đồng USD yếu có lợi cho vàng, nhưng xu hướng tăng vẫn chưa rõ ràng. Theo ông, đà tăng của vàng có thể bị gián đoạn nếu tâm lý thị trường thay đổi hoặc nếu USD bất ngờ phục hồi trở lại.

Một yếu tố khác cũng đáng lưu ý là kỳ nghỉ Memorial Day tại Mỹ sắp tới có thể tạm thời làm dịu lại các biến động, dẫn đến áp lực bán vàng trong ngắn hạn.

Hiện tại, vàng vẫn giao dịch trong vùng 3.000–3.500 USD/ounce. Các chuyên gia cho rằng nếu Fed phát tín hiệu rõ ràng hơn về việc cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, vàng sẽ có cơ hội vượt ngưỡng 3.500 USD.

Tuy nhiên, thị trường vẫn đang chờ đợi các yếu tố xác nhận từ chính sách tiền tệ, dữ liệu lạm phát và tâm lý nhà đầu tư để xác định hướng đi tiếp theo. Tình hình trái phiếu, lạm phát và USD sẽ tiếp tục là các yếu tố dẫn dắt chính.

Ole Hansen cho rằng nếu đà bán trái phiếu giảm đi và lợi suất hạ nhiệt, nhà đầu tư có thể quay lại các tài sản rủi ro, khiến nhu cầu đối với vàng giảm xuống.

Dù vậy, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu vẫn tiếp diễn, vai trò “pháo đài trú ẩn” của vàng vẫn được duy trì, ít nhất là trong ngắn hạn.

Xuyến Chi (Theo Kitco)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nửa thế kỷ thi ca sau chiến thắng 30/4/1975 lịch sử: xu hướng và giới hạn

Nửa thế kỷ thi ca sau chiến thắng 30/4/1975 lịch sử: xu hướng và giới hạn

Sau chiến thắng 30/4/1975 lịch sử, đất nước thu về một mối. Nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa trọng đại của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ cũng bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới: Giai đoạn bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, đồng thời tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội

Phụ nữ thông minh mỗi sáng đều sẽ làm 3 việc này với chồng

Phụ nữ thông minh mỗi sáng đều sẽ làm 3 việc này với chồng

Trong hôn nhân, phụ nữ thông minh không phải là người giỏi kiếm tiền nhất hay đẹp nhất. Mà là người hiểu rằng, để tình cảm vợ chồng bền chặt, để tổ ấm hạnh phúc thì không cần quá nhiều lời hoa mỹ, chỉ cần mỗi sáng, âm thầm làm 3 điều này thôi…