Nhìn vào 3 điều biết ngay đứa trẻ làm nên nghiệp lớn, cuộc sống có biến động cũng không lo bị đào thải
Trong quá trình trẻ phát triển, bố mẹ nên kiên nhẫn và nhạy bén để nhận biết những dấu hiệu cần can thiệp.
Như chúng ta đều biết, thói quen có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng học tập và tài năng của trẻ trong tương lai. Đứa trẻ có thói quen tích cực trong học tập, giúp trẻ đạt được kết quả tốt, hình thành nền tảng cho sự phát triển sau này.
Theo đó, trong mỗi đứa trẻ, tố chất lãnh đạo có thể được bộc lộ qua nhiều cách trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, đối với những trẻ đang độ tuổi đến trường, bố mẹ có thể dễ dàng quan sát thông qua thái độ học tập, cách sắp xếp bàn học, cũng như cách sử dụng đồ dùng học tập...
Cách trẻ sắp xếp, sử dụng đồ dùng học tập
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science phát hiện ra rằng khi não bị phân tâm, mạng lưới chế độ mặc định sẽ được kích hoạt. Lúc này, khả năng kiểm soát nhận thức các chuyển động tay sẽ giảm xuống, và các chuyển động nhỏ vô thức sẽ tăng lên từ 3-5 lần. Nói cách khác, trẻ tập trung càng kém thì tay chân càng có xu hướng cử động nhiều.
Bố mẹ có thể quan sát chất lượng học tập của trẻ thông qua cách trẻ sử dụng đồ dùng học tập. Ví dụ, một cục tẩy mới sử dụng vài lần đã vỡ thành nhiều mảnh hoặc lỗ không đều, có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất tập trung trong lớp và đang đùa giỡn thay vì chú ý vào bài giảng.
Hay hững vết răng khắp nắp bút cũng phản ánh rằng trẻ có thể đang nghịch ngợm. Những dấu hiệu này cho thấy trẻ đang gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý.
Việc quan sát cách trẻ sử dụng đồ dùng học tập giúp đánh giá tình trạng tập trung, cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề mà trẻ đang gặp phải trong quá trình học.
Đứa trẻ với thái độ nâng niu, biết giữ gìn đồ dùng thường thể hiện sự tôn trọng những gì mình có. Khi trẻ biết sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, cho thấy tính tổ chức và kỷ luật.
Ngược lại, trẻ không biết giữ gìn đồ dùng thường có thể thiếu trách nhiệm và dễ bị phân tâm. Những dấu hiệu như bút bị gãy, sách bị rách hay đồ dùng học tập lộn xộn, phản ánh trẻ chưa thực sự tập trung vào việc học hoặc không nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc giữ gìn tài sản.
Đứa trẻ với thái độ nâng niu, biết giữ gìn đồ dùng thường thể hiện sự tôn trọng những gì mình có.
Thái độ khi đọc sách
Bố mẹ có thể quan sát chất lượng học tập của trẻ thông qua cách đọc sách. Cách trẻ tương tác với sách thể hiện thái độ học tập, phản ánh quan tâm và mức độ tiếp thu kiến thức.
Ví dụ, nếu cuốn sách đã đọc một thời gian nhưng vẫn trong sạch như mới, không có ghi chú nào, điều này có thể cho thấy trẻ chưa thực sự chú tâm vào việc học. Thực tế, nhiều người có thói quen gạch chân, tô màu hoặc ghi chú lại những phần kiến thức quan trọng để dễ ghi nhớ và ôn tập sau này.
Khi trẻ có thói quen ghi chú, dễ dàng củng cố kiến thức, phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Những ghi chú và đánh dấu sẽ là những điểm nhấn trẻ có thể quay lại xem, tăng cường khả năng nhớ lâu và hiểu sâu hơn về nội dung.
Ngược lại, nếu sách của trẻ không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự tương tác, có thể là trẻ chưa tìm thấy niềm vui trong việc đọc hoặc chưa nhận thức được tầm quan trọng ghi chú để học tập hiệu quả.
Hơn nữa, cách trẻ chọn sách để đọc cũng phản ánh sở thích và độ tuổi phát triển. Trẻ thường xuyên chọn những cuốn sách có nội dung phong phú và đa dạng sẽ có khả năng tư duy sáng tạo và mở rộng kiến thức tốt hơn.
Bố mẹ có thể quan sát chất lượng học tập của trẻ thông qua cách đọc sách.
Trẻ chú tâm sửa chữa lỗi sai hay phớt lờ
Bài tập về nhà nhằm mục đích giúp trẻ ôn luyện và nắm vững kiến thức đã học trên lớp. Đây là cơ hội để trẻ tự mình thực hành, củng cố những gì đã tiếp thu và phát triển kỹ năng tư duy độc lập.
Nếu trẻ chú tâm sửa chữa lỗi sai trong bài tập, sẽ nhận ra những điểm cần cải thiện, tạo cơ hội để giải thích và làm rõ những khái niệm chưa hiểu. Việc này có thể giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá và cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề.
Ngược lại, nếu trẻ phớt lờ những lỗi sai, sẽ không nhận ra những thiếu sót và tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai. Điều này có thể dẫn đến sự tự mãn và giảm động lực học tập.
Nếu trẻ chú tâm sửa chữa lỗi sai trong bài tập, sẽ nhận ra những điểm cần cải thiện.
Nếu trẻ không thể tập trung, tay chân luôn bồn chồn, đây là tín hiệu sinh lý cho thấy não bộ thiếu sự kiểm soát. Vì vậy, bố mẹ nên tìm cách giúp tter tiến bộ hơn.
Trên con đường phát triển, sẽ luôn gặp phải những vấn đề này hay vấn đề khác, và ngay cả học sinh giỏi nhất cũng sẽ có rất nhiều lo lắng. Bộ não của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, vì vậy bố mẹ có thể đóng vai trò như thùy trán, hỗ trợ và giúp trẻ vượt qua những trở ngại trên con đường của mình.
Trong quá trình hỗ trợ trẻ, bố mẹ nên kiên nhẫn và nhạy bén để nhận biết những dấu hiệu cần can thiệp. Bằng cách tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện và cung cấp hỗ trợ cần thiết, nhằm giúp trẻ vượt qua những khó khăn trước mắt, trang bị những kỹ năng quan trọng để đối mặt với thách thức trong tương lai.
Bình luận