Mới nghe đường vành đai được Quốc hội thảo luận, giá đất đã sôi sục

“Dù chỉ mới nghe Quốc hội thảo luận, xem xét các dự án đường vành đai thì giá đất xung quanh khu vực này đã sôi lên và giá tăng rất nhiều lần”..., Đại biểu Hoàng Văn Cường cho hay.

Cần cơ chế đặc thù

Sáng 10/6 Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM.

Góp ý về vấn đề này, ĐB Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ: "Chỉ mới nghe Quốc hội thảo luận, xem xét các dự án đường vành đai thì giá đất xung quanh khu vực này đã sôi lên, và giá tăng lên rất nhiều lần. Điều này cho thấy tiềm năng tạo nguồn lực từ quỹ đất đai xung quanh các tuyến đường này là vô cùng lớn".

Mới nghe đường vành đai được Quốc hội thảo luận, giá đất đã sôi sục - 1

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội)

Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này sẽ bị lãng phí.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) nêu rõ, việc hình thành các tuyến đường này thì không chỉ mở rộng không gian phát triển đô thị, giảm đi áp lực về giao thông cho các đô thị trung tâm. Đồng thời tạo nên một sự kết nối về không gian phát triển cho cả vùng.

Các tuyến đường này khi được xây dựng không chỉ phát triển cho vùng mà còn phát triển cho lưu thông hàng hóa trong cả nước. Chính vì vậy, "không có lý do gì trì hoãn thêm".

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, đường Vành đai 4 vùng Thủ đô và đường Vành đai 3 TPHCM đều là đường cao tốc nhưng khác hoàn toàn với các tuyến đường cao tốc khác mà đây là cao tốc của vành đai. Khi tuyến đường này hình thành thì các lân cận quanh đường sẽ hình thành lên các trung tâm đô thị, các trung tâm thương mại, các trung tâm phân phối. Đây chính là một nguồn lực rất lớn cho quá trình phát triển ở các vùng, đại biểu nêu rõ.

Đại biểu cho biết thêm, thời gian qua khi dư luận mới chỉ nghe Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận về tuyến đường vành đai thì giá đất đai ở khu vực này đã sôi động lên và giá tăng lên rất nhiều lần. Đại biểu cho rằng nếu không có biện pháp khai thác thì nguồn lực này nó sẽ bị lãng phí.

Theo đại biểu, cùng với việc phê duyệt chủ trương xây dựng tuyến đường này, đại biểu đề nghị Chính phủ nên đề xuất với Quốc hội có một cơ chế đặc thù để khai thác nguồn lực này.

Cơ chế này được thực hiện theo phương thức là cùng với việc quy hoạch chi tiết xây dựng các tuyến đường vành đai này thì nên quy hoạch đồng thời khu vực hai bên đường này. Việc này nhằm hình thành các khu đô thị hiện đại, các trung tâm thương mại, trung tâm trung chuyển hàng hóa.

Đại biểu cho rằng khi tiến hành đấu thầu các dự án này sẽ có được các khu đô thị hiện đại, khai thác nguồn lực và tránh tình trạng phát triển tự phát.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng lưu ý đến công tác giải phóng mặt bằng ngay một lần toàn bộ các phần diện tích đất đai là dự trữ cho phát triển các công trình hạ tầng trong tương lai. Hay về phương thức đầu tư đại biểu đánh giá cao khi Hà Nội kêu gọi được các nhà đầu tư tham gia vào dự án.

ĐB Tạ Thị Yên (Điện Biên) cũng cho rằng trong thiết kế 2 dự án này, cần chú ý tới tính kết nối với các đô thị vệ tinh, các trung tâm công nghiệp đã hình thành, với các tuyến giao thông hiện hữu. Vì vậy cần phải có đường song hành, hầm chui dân sinh đủ để đảm bảo việc đi lại, làm ăn của người dân.

Bà cũng lưu ý, việc quản lý, bán đấu giá quyền sử dụng đất, quản lý quy hoạch, xây dựng dọc tuyến cần phải làm hết sức chặt chẽ, đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.

Rút kinh nghiệm từ dự án vành đai 2 TP.HCM được quy hoạch và thực hiện cách đây 15 năm, dài 64km, nhưng đến nay vẫn còn 14 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn. “Chỉ riêng một đoạn 3 dài 2,7km mà việc triển khai từ năm 2017 đến nay vẫn còn dang dở. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn và giải phóng mặt bằng chậm”, bà Yên nói.

Hai dự án đường vành đai sẽ mở rộng không gian cho Hà Nội và TPHCM

Tiếp thu, giải trình, làm rõ một số vấn đề, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tiếp thu các ý kiến của các đại biểu Quốc hội. Trong đó, tập trung về giải phóng mặt bằng, quy mô, phân kỳ đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn, khả năng hấp thụ vốn, báo cáo đánh giá tác động môi trường, việc tăng công suất là khai thác các vật liệu thi công.

Mới nghe đường vành đai được Quốc hội thảo luận, giá đất đã sôi sục - 2

Nhiều khu vực sốt đất "ăn theo" Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, các ý kiến này sẽ được tiếp thu và tiếp tục làm rõ trong báo cáo khả thi và trong quá trình tổ chức triển khai.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến các bày tỏ tán thành sự cần thiết của việc đầu tư xây dựng Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TPHCM.

Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng như: phạm vi và quy mô dự án, những vấn đề liên quan đến giải phóng mặt bằng, cân nhắc tính khả thi đầu tư dự án theo phương thức PPP. Đánh giá hiệu quả các hình thức khai thác nguồn lực, quỹ đất có liên quan, việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trong triển khai dự án…

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Ủy ban Kinh tế và các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu ý kiến các đại biểu. Từ đó xây dựng báo cáo tiếp thu giải trình, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội; Dự án đường Vành đai 3 TPHCM trình Quốc hội xem xét thông qua.

Hồng Hương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T