Ngoài Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đang "bỏ tiền" ở đâu?

Ngoài vị trí lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần Đại Nam và Khu du lịch Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng cũng đang là lãnh đạo ở một công ty bất động sản và là cổ đông của một số doanh nghiệp khác.

Bà Phương Hằng giữ vị trí lãnh đạo tại Công ty cổ phần Đại Nam và Khu du lịch Đại Nam

Chỉ vài ngày sau khi ra tù trước thời hạn, bà Nguyễn Phương Hằng được Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam là đại gia Huỳnh Uy Dũng ký quyết định giữ vị trí Phó chủ tịch HĐQT, Phó tổng giám đốc thứ nhất, kiêm Tổng giám đốc điều hành Khu du lịch Đại Nam.  

Công ty cổ phần Đại Nam tiền thân là Công ty cổ phần Phát triển Khu công nghiệp Thanh Lễ được thành lập vào tháng 3/1996, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề. Trong đó, chức năng chính là kinh doanh địa ốc, nhà xưởng, đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu công nghiệp.

Ngoài Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đang "bỏ tiền" ở đâu? - 1

Những công trình nổi bật của khu du lịch Đại Nam nơi bà Phương Hằng giữ vị trí Tổng giám đốc - Ảnh KDL Đại Nam

Về bất động sản, doanh nghiệp này đang là chủ đầu tư của các dự án trọng điểm tại Bình Dương. Doanh nghiệp cũng là chủ đầu tư của 2 khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh là khu công nghiệp Sóng Thần 2 và khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Trong lĩnh vực du lịch, Khu du lịch Đại Nam là công trình du lịch trọng điểm với quy mô lớn được xây dựng từ năm 1999 với tổng kinh phí khoảng 6.000 tỷ đồng và sau đó bắt đầu mở cửa đón du khách từ ngày 11 tháng 9 năm 2008 đến nay.

Năm 2016, vợ chồng bà Phương Hằng đầu tư vào trường đua Đại Nam với tổng diện tích khoảng 60ha, hoàn thành vào ngày 29/1/2017. Đây là công trình thể thao tốc độ phức hợp đầu tiên tại Việt Nam có sự kết hợp của 5 loại hình: đua ngựa, đua chó, đua mô tô, đua go-kart, jet-ski – biểu diễn fly-board.

Ngoài Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng còn góp vốn ở một loạt doanh nghiệp khác

Ngoài vai trò lãnh đạo cấp cao tại Công ty cổ phần Đại Nam và Khu du lịch Đại Nam, bà Hằng còn có vai trò quan trọng tại một số công ty khác.

Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, bà Nguyễn Phương Hằng giữ chức vụ Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện pháp luật Công ty TNHH MTV Christina. Doanh nghiệp này thành lập tháng 12/2020, có ngành nghề chính là kinh doanh BĐS, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Công ty này có trụ sở tại quận 1, TPHCM với số vốn điều lệ công ty là 20 tỷ đồng.

Ngoài Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng đang "bỏ tiền" ở đâu? - 2

Bà Phương Hằng giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của một doanh nghiệp BĐS

Ngoài ra, bà Nguyễn Phương Hằng còn là cổ đông của Công ty cổ phần Glove Đại Nam và cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh.

Trong đó, Công ty cổ phần Glove Đại Nam được thành lập tháng 9/2020 với vốn điều lệ 45 tỷ đồng. Tại doanh nghiệp này, bà Phương Hằng góp vốn 9 tỷ đồng, tương đương 20% cổ phần. Trong ngày đầu thành lập, ông Huỳnh Uy Dũng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật.

Đến tháng 9/2020, Công ty cổ phần Glove Đại Nam tăng mạnh vốn điều lệ từ 45 tỷ đồng lên 180 tỷ đồng. Trong đó, số vốn góp của các cổ đông sáng lập vẫn giữ nguyên. Số vốn góp của bà Nguyễn Phương Hằng tại doanh nghiệp này vẫn là 9 tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty cổ phần Xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh có, trụ sở tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, được thành lập tháng 10/2018 với vốn điều lệ 99 tỷ đồng. Doanh nghiệp này có ngành nghề chính là thoát nước và xử lý nước thải gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp thông thường và nước thải nguy hại.

Tại doanh nghiệp này, bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng là 2 trong số 3 cổ đông sáng lập, mỗi người góp 15 tỷ đồng, tương đương sở hữu hơn 15,1% cổ phần. Ở thời điểm thành lập, ông Huỳnh Uy Dũng giữ vị trí Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp.

Hoàng Nam

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đã đi với nhân dân, thì thơ không thể khác  (Đọc “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của Phùng Quán)

Đã đi với nhân dân, thì thơ không thể khác (Đọc “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe” của Phùng Quán)

Trong “Ba phút sự thật”, Phùng Quán cho biết, sau 30 Tết không đến chúc Tết Tố Hữu, năm 1992 ông cùng vợ đến chúc tết nhà thơ Tố Hữu. Đến chúc Tết Tố Hữu, Phùng Quán “ngại nhất” là nhà thơ đã đọc bài “Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe”, ông “thầm hi vọng là nhà thơ chưa đọc” (Phùng Quán, Ba phút sự thật, NXB Văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh, 2007, tr. 18). Vậy điều gì