Một bài thơ viết giữa tâm dịch TP Hồ Chí Minh

(Arttimes) - Tôi được đọc bài thơ Thơ tặng Thủ tướng của người lính già của nhà thơ Trương Nguyên Việt và lời bình của nhà phê bình uy tín Bùi Việt Thắng trên Thời báo Văn học Nghê thuật. Bài thơ thú thực có gì đấy làm tôi xúc động, như năm xưa ở miền Bắc nhận được những bài thơ từ tuyền tiến lớn miền Nam gửi ra Tiếng đại bác gầm và chim họạ mi vẫn hót.

Ngày ấy chiến tranh và giờ đây cũng đang là chiến tranh (có thể nào nói khác được khi “dịch giã” bao quanh, cả đất nước “chống dịch như chống giặc”, với hàng ngàn “thương binh” mỗi ngày vì dương tính với Covid-19). Nhưng vẫn có những bài thơ từ vùng tâm dịch đến với công chúng, vẫn có những “tiếng chim hót trong tầm đại bác bao quanh!”.

Một bài thơ viết giữa tâm dịch TP Hồ Chí Minh - 1

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chuyển ngay bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 vào TP.HCM. (Ảnh: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM)

Bài thơ này của tác giả Trương Nguyên Việt, như một bộ phim quay chậm tái tạo hình ảnh những vị lãnh đạo của Trung ương, của TP Hồ Chí Minh như những vị tướng nơi trận tiền, mà hình tượng trung tâm là Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Thủ tướng đã ngược xuôi Hà Nội - TP Hồ Chí Minh - Nam Bộ đi chống dịch, đi chăm lo cho người dân từng miếng cơm, viên thuốc ngay giữa vùng tâm dịch, ngay giữa những ngày tình hình dịch bệnh nóng bỏng nhất:

“Ông cầm tay bà con, thương yêu cả những phận nghèo hèn: Cuộc chiến này không để ai bị sót! Người bán vé số, người lao động tự do, người bán hàng rong, những thân cò thân vạc Ngay từ tối nay phải hỗ trợ bà con !” Như lãnh đạo xưa, ông “Nói và Làm” Cùng đồng chí ngay giữa nơi tâm dịch Bắc Giang, Bắc Ninh, Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh… Những chiến trường quyết liệt Nơi dịch bùng lên, là nơi ấy có ông!”

Nhà thơ Trương Nguyên Việt đã biết chắt lọc chất thơ từ những sự kiện dường như chỉ để dành cho ký sự và phim ảnh. Bằng bút pháp giản dị mà điệu nghệ của mình, ông đã chắp đôi cánh thơ ca vào những sự kiện ấy, làm nên những vần thơ đầy xúc động lòng người:

“Tôi người cựu binh nghe ông nói, rưng rưng Hiểu trái tim ông, “không để ai bị sót” Tiêm thuốc vắc xin hay cái ăn, cái mặc “Để người dân thiếu thốn là có tội với dân” Tôi người lính đã từng vượt Trường Sơn Hiểu chiến tranh và con người - đất nước Nên hôm nay thấy yên lòng hơn:“chống dịch như chống giặc” Lại vượt “Trường Sơn”, Thủ tướng tới chiến trường!”

Và đặc biệt là cái kết làm nên thần thái của bài thơ, tưởng vẫn nối dài những câu văn xuôi, mà sao giàu chất thơ, giàu xúc động đến thế:

"Lại những chuyến bay nối Hà Nội - Sài Gòn Bay xuyên đêm và ngủ trong mây trắng Cơm hộp qua bữa mà tấm lòng trĩu nặng Ai chưa được tiêm những mũi dự phòng? Và cánh cò nào đứt bữa chốn mom sông? Trên khóe mắt ông, một giọt lệ rơi thầm…”

Đọc những vần thơ lay động này, tôi lại nhớ những vần thơ của những đồng chí lãnh tụ viết về những chuyến đi của chính họ:

Đây là bài thơ Đi họp, của nhà thơ Sóng Hồng, tức đồng chí Trường Chinh tại chiến khu Việt Bắc, khi ông trên cương vị Tổng bí thư của Đảng:

“Ngựa mỏi đi bước một Người suy nghĩ vấn vương. Nhiều khi ý kiến lớn Vụt đến lúc đi đường.”

Đây là thơ của Nhà thơ Tố Hữu, khi ấy là Bí thư TW Đảng vào chiến trường miền Nam những ngày đánh Mỹ:

“Nửa đời tóc ngả màu sương Nhớ quê, anh lại tìm đường thăm quê Đường vào như tỉnh như mê Đường ra phía trước, đường về tuổi xuân Đã đi muôn dặm xa gần Nay về Nam cũng bước chân bồi hồi!”

Và :

“Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thênh là chiếc thuyền ta giữa đời!”

Và bây giờ là những chuyến xuôi ngược Bắc Nam của người đứng đầu chính phú Phạm Minh Chính:

“Ngược xuôi những chuyến bay Sáng Hà nội Chính phủ, tối phương Nam xa lắc Nơi điểm nóng là nơi ông có mặt Như người lính đứng ngay nơi tuyến đầu!”

Ba cuộc kháng chiến, ba lớp người lãnh đạo, có thể thời chống Pháp, là đi ngựa, thời chống Mỹ đi ô tô vượt núi rừng hiểm trở, và bây giờ là những chuyến bay hối hả “bay xuyên đêm và ngủ trong mấy trắng”, nhưng ở họ đều chung một điểm là luôn đau đáu vận mệnh người dân, luôn đau đáu vận mệnh nước nhà, nghĩ suy và hành động không mệt mỏi để “Thác bao nhiêu thác cũng qua”, để “Nhiều khi ý kiến lớn/ Bỗng vụt đến bên đường” để: “Lại những chuyến bay nối Hà Nội- Sài Gòn/ Bay xuyên đêm và ngủ trong mây trắng/ Cơm hộp qua bữa mà tấm lòng trĩu nặng/Ai chưa được tiêm những mũi dự phòng?/ Cánh cò nào đứt bữa chốn mom sông?”

Cái hay của thơ Trương Nguyên Việt là luôn liền mạch quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại, rất dung dị nhưng cũng rất sâu sắc khi tạo dựng hình ảnh những đồng chí lãnh đạo Đảng và chính phủ đậm nét, ấn tượng và gây xúc động trong tâm hồn bạn đọc.

Về tác giả bài thơ, hẳn nhiều người đã từng biết tiếng. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hôi Nhà văn TP Hồ Chí Minh, gắn bó với TP Hồ Chí Minh hàng chục năm nay, với bao vui buồn, vinh quang và thăng trầm của thành phố này. Ông cũng nguyên là một người chiến sỹ và bao năm qua chỉ viết về đề tài người chiến sỹ (Ngoài là Trương Nguyên Việt, ông còn bút danh từ những ngày chiến đấu ở mặt trận Lào là Châu La Việt). Thơ ông luôn dung dị, mộc mạc, và luôn trung thành với dòng thơ trữ tình chính trị. Ông từng có nhiều bài thơ hay về quân đội, về đất nước và đặc biệt các nhà lãnh đạo: Như Khúc tráng ca về Nguyễn Văn Linh, như tập trường ca Dòng sông thơm hương cỏ xương Bồ về Nhà thơ Tố Hữu và Đại tướng Nguyễn Chí Thanh do Nhà xuất bản Văn học và Nhà xuất bản Quân đôi ấn hành 2020, hay tập thơ Những vị Tướng và Người lính binh nhì do NXB quân đội ấn hành 2019.

“Tôi người cựu binh nghe ông nói, rưng rưng Hiểu trái tim ông, “không để ai bị sót” Tiêm thuốc vắc xin hay cái ăn, cái mặc “Để người dân thiếu thốn là có tội với dân” Tôi người lính đã từng vượt Trường Sơn Hiểu chiến tranh và con người - đất nước Nên hôm nay thấy yên lòng hơn:“chống dịch như chống giặc” Lại vượt “ Trường Sơn”, Thủ tướng tới chiến trường!”

Thât sự là một bài thơ hay, một tiếng chim họa mi lanh lảnh vang lên giữa tâm dịch TP Hồ Chí Minh!

Bài Tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ None

Đào Thanh

Tin liên quan

Tin mới nhất