"Ngược đãi" tác phẩm văn hóa

Chuyện xảy ra tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2020 - một trong những sự kiện nghệ thuật tầm cỡ, quy tụ những tên tuổi và tác phẩm xuất sắc của nền hội họa - điêu khắc Việt Nam.

Tại đây, nhiều bức tranh bị rạch xước, phủ sơn, có tác phẩm điêu khắc bị vỡ… không chỉ khiến các tác giả thấy bức xúc, mà cả công chúng thưởng ngoạn cũng cảm thấy xót xa.

"Ngược đãi" tác phẩm văn hóa - 1 Hãy tạm bỏ qua yếu tố giá trị vật chất, chỉ nhìn vào thái độ "ngược đãi" đối với các tác phẩm nghệ thuật

Một trong những tác giả có tác phẩm bị hư hại là họa sĩ Nguyễn Quốc Huy. Tác phẩm sơn mài "Địa linh nhân kiệt" của ông bị tới 5 vết xước, trong đó có những vết rất sâu, khiến giá trị của tác phẩm bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cho rằng Ban tổ chức đã làm việc cẩu thả và vô trách nhiệm, ông đã yêu cầu lập biên bản về tình trạng tranh và sau đó đã rút tranh về.

Không chỉ có tranh của ông Huy bị xước như vậy mà nhiều tác phẩm khác cũng bị hỏng hóc. Trong đó, một tác phẩm chân dung bằng sơn dầu bị vết xước cắt ngang mặt nhân vật và kéo rất dài; có tác phẩm lại bị "mưa sơn" trắng tinh phủ lên bề mặt tranh; có tác phẩm điêu khắc bị vỡ...

Bên cạnh đó, một chi tiết cho thấy sự cẩu thả, thiếu trân trọng tác phẩm nghệ thuật là việc các bức tranh trong phòng triển lãm được treo bằng một sợi dây thép lỏng lẻo, ở dưới lại bắt một con vít vào khung. Có nghĩa là không có quy chuẩn gì cả!

Ấy vậy, khi nhận những lời phản ánh của tác giả thì một người có trách nhiệm - ông Mã Thế Anh, Phó cục trưởng Phụ trách Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) lại cho đó là chuyện không lớn: "Nó xước xát tí. Cục tổ chức nhưng phối hợp với Trung tâm Vân Hồ. Bên kia người ta dàn dựng thì năm nào cũng xước. Kiểu như quá trình vận chuyển xước một chút có gì đâu!" và "có gì đâu mà làm như… cháy nhà (!)".

Những tác phẩm góp mặt tại cuộc triển lãm này đều có giá trị rất lớn, nhiều tác phẩm có giá bạc tỷ. Thế nhưng, ban tổ chức không mua bảo hiểm cho các tác phẩm mang tới triển lãm. Đây là điều không thường gặp ở các triển lãm nghệ thuật lớn tại nhiều quốc gia khác. Ngay cả việc quy định trách nhiệm về việc bảo quản tác phẩm, quy định về bồi thường nếu xảy ra hư hỏng cũng không được làm rõ giữa các bên phối hợp tổ chức sự kiện này.

Nhưng hãy tạm bỏ qua yếu tố giá trị vật chất, chỉ nhìn vào thái độ "ngược đãi" đối với các tác phẩm nghệ thuật của người làm văn hóa thì cũng có thể đánh giá "chất văn hóa" của những "vị quan văn hóa" này ở mức nào.

Mong rằng, những câu chuyện đáng buồn như vậy trong giới nghệ thuật sẽ không xảy ra trong tương lai – khi những người làm văn hóa biết đặt cái tâm, tinh thần trách nhiệm và nhất là tình yêu nghệ thuật của mình vào đúng vị trí, để có những hành xử chuẩn mực, đúng "chất văn hóa"!

Theo Dân sinh None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn