4 sai lầm khi đeo khẩu trang trong mùa dịch

Theo Bộ Y tế, đeo khẩu trang là một trong những biện pháp phòng ngừa để hạn chế sự lây lan của một số bệnh về đường hô hấp, bao gồm cả Covid -19. Nhưng bạn có chắc mình không mắc những sau lầm dưới đây.

Đeo khẩu trang sai cách

Rất nhiều người khi dùng khẩu trang y tế đã đeo ngược chiều trên - dưới, phần gọng nhựa lẽ ra nằm phía trên thì lại bị lộn xuống cằm. Nên biết rằng gọng nhựa này giúp khẩu trang ôm sát vào khuôn mặt bạn nhờ động tác bóp nhẹ phần gọng trên sống mũi. Nếu đeo ngược, tác dụng này bị bỏ phí, khẩu trang không che kín và mầm bệnh có thể xâm nhập đường hô hấp của bạn.

Khi đeo khẩu trang cần để mặt xanh ra ngoài vì đặc tính của mặt này là có tính chống nước, có thể ngăn chặn các giọt nước vô tình bắn lên không ngấm vào bên trong. Mặt trong khẩu trang có tính hút ẩm sẽ được quay vào trong để giúp người đeo dễ thở hơn.

4 sai lầm khi đeo khẩu trang trong mùa dịch - 1

Đeo nhiều khẩu trang cùng lúc

Việc đeo cùng lúc nhiều khẩu trang không giúp tăng hiệu quả bảo vệ như một số người nghĩ mà còn giảm tác dụng, lại gây mệt mỏi do thiếu không khí, đau mặt, đau tai. Bạn chỉ cần một chiếc thôi, nhưng phải đeo đúng cách.

Đeo khẩu trang quá lâu

Chiếc khẩu trang chỉ có công dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là khẩu trang y tế. Nếu bạn đeo nó suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, nó không còn sạch và an toàn nữa.

Với khẩu trang vải, bạn có thể giặt để dùng lại, tuy nhiên vẫn phải thay mới mỗi ngày.

Khẩu trang quá rộng hay quá chật

Khẩu trang quá rộng hay quá chật đều là sai; rộng thì không đảm bảo che chắn, chật lại gây khó chịu, mệt mỏi. Kích thước khẩu trang cần vừa vặn với mặt hoặc có thể điều chỉnh dây đeo sao cho nó ôm sát.

Khẩu trang y tế đang khan hiếm, vì vậy bạn hoàn toàn có thể dùng khẩu trang vải, dùng loại 2 lớp, che được cả mũi và miệng.

Theo Dân sinh

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.