Triển lãm chuyên đề tháng 11: Tri ân thầy cô trong hội họa Việt Nam

Bảo tàng Nghệ thuật Quang San sẽ  trưng bày 22 tác phẩm tiêu biểu thuộc bộ sưu tầm  Quang San nhằm tôn vinh về những người thầy của nền mỹ thuật Việt Nam - những người đã có công rất lớn trong việc gìn giữ, nuôi dưỡng, và phát triển nền hội hoạ của nước ta, không chỉ trong thời kỳ đầu mà còn tiếp nối đến sau này. Có thể kể đến những tên tuổi đời trước như Nguyễn Nam Sơn, Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, ... đến những giảng viên sau này như Trương Văn Ý, Uyên Huy, Lê Anh Vân,...từ đó khắc họa rõ nét cho người xem về sự đa dạng trong phong cách và chủ đề của từng danh họa qua từng thời kỳ.

Anh Nguyễn Thiều Kiên, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Quang San (189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM ) với một vốn kiến thức Hội họa Việt Nam khá am tường tâm sự:” Năm 1925 - 1945 được xem là mốc thời gian khởi đầu cho nền Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, bắt nguồn từ khi trường Cao Đẳng Mỹ thuật Đông Dương ra đời tại Hà Nội. Trường được đồng sáng lập bởi 2 danh hoạ, cũng được xem như là 2 người thầy đầu tiên của nền hội hoạ Việt Nam thời kỳ đầu: Một  người là hoạ sĩ đại diện cho nền mỹ thuật Việt Nam truyền thống - Nguyễn Nam Sơn, và một  người đến từ Pháp với tư tưởng và kỹ thuật mới mẻ - Victor Tardieu. Trường là nơi đã đào tạo ra rất nhiều bậc danh hoạ nổi tiếng; tên tuổi của họ không chỉ giới hạn trong nước mà còn vang danh toàn thế giới. Không ít các danh hoạ sau khi thành danh đã tiếp tục công việc giảng dạy tại trường để truyền lửa cho các lứa học sinh tiếp theo. Đó chính là lý do chúng tôi  tổ chức “Triển lãm chuyên đề của tháng 11/2023 tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San với  chủ đề “TRI ÂN THẦY CÔ TRONG HỘI HOẠ VIỆT NAM".

Triển lãm chuyên đề tháng 11: Tri ân thầy cô trong hội họa Việt Nam - 1

Triển lãm sẽ  trưng bày 22 tác phẩm tiêu biểu thuộc bộ sưu tầm  Quang San nhằm tôn vinh về những người thầy của nền mỹ thuật Việt Nam - những người đã có công rất lớn trong việc gìn giữ, nuôi dưỡng, và phát triển nền hội hoạ của nước ta, không chỉ trong thời kỳ đầu mà còn tiếp nối đến sau này. Có thể kể đến những tên tuổi đời trước như Nguyễn Nam Sơn, Lê Phổ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Văn Đệ, ... đến những giảng viên sau này như Trương Văn Ý, Uyên Huy, Lê Anh Vân,...từ đó khắc họa rõ nét cho người xem về sự đa dạng trong phong cách và chủ đề của từng danh họa qua từng thời kỳ.

Triển lãm chuyên đề tháng 11: Tri ân thầy cô trong hội họa Việt Nam - 2

Thầy giáo họa sĩ pháp Victor tại Mỹ thuật Đông Dương.

Cũng ông Nguyễn Thiều Kiên cho hay: Triển lãm “TRI ÂN THẦY CÔ TRONG HỘI HOẠ VIỆT NAM " sẽ kéo dài từ ngày 31/10/2023 đến ngày 3/12/2023 tại Bảo tàng Nghệ thuật Quang San. Địa chỉ: 189B/3 Nguyễn Văn Hưởng, Thảo Điền, TP Thủ Đức, TPHCM.

Đôi nét về những người thầy  và trò  Trường Mỹ thuật Đông Dương: Trường được thành lập ngày 27 Tháng Mười năm 1924 với sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương Martial Merlin. Tên tiếng Pháp của trường khi đó là École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine (en) nhưng nếu theo hệ thống giáo dục chính quy của Pháp thì không thể coi Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là trường cao đẳng vì École Supérieure phải thuộc hệ thống trường lớn (Grandes écoles), tức những trường bậc đại học danh tiếng nhất. Đúng ra theo hệ thống giáo dục Pháp thì trường cao đẳng là trường đại học chuyên ngành, thể thức thi tuyển vào còn khó khăn hơn các trường Đại học (Université) bình thường. Tuy nhiên trường Cao đẳng Mỹ thuật đã thành công như một bước đột phá mang quy thức nghệ thuật Tây phương đến Đông Dương.

Người đảm nhiệm thành lập trường là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu; ông được bổ làm hiệu trưởng. Khi ông mất năm 1937, Évariste Jonchère (en 1892-1956) là người kế nhiệm.Trường hoạt động trong thời gian 20 năm (1925-45), trao bằng tốt nghiệp cho 128 sinh viên họa sĩ, trong đó có những tên tuổi lớn của nền mĩ thuật Việt Nam sau này như Nam Sơn, tên thật Nguyễn Vạn Thọ (1890-1973), Nguyễn Phan Chánh, Georges Khanh, Tô Ngọc Vân và Lê Phổ.

Triển lãm chuyên đề tháng 11: Tri ân thầy cô trong hội họa Việt Nam - 3

Những sinh viên đầu tiên của trường Mỹ thuật Đông Dương.

Tại Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931. Những hoa sĩ tham gia gồm có Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thang Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân. Các chất liệu gồm có sơn dầu, lụa, khắc gỗ, màu nước và sơn. Khi triển lãm kết thúc, các tác phẩm phần được bán, phần được lưu giữ tại Pháp, được tiếp tục đem trưng bày tại Salon các nghệ sĩ Pháp, một phần còn lại được lưu giữ tại văn phòng kinh tế Đông Dương.

Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ.

Năm 1943, galeri Hessel triển lãm tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm

Năm 1948, triển lãm về hội họa và điêu khắc của các họa sĩ đã từng theo học trường Mỹ thuật Đông Dương được tổ chức tại Khu học xá của trường Đại học Pháp

Các tác phẩm hội họa của các học sinh trưởng Mỹ thuật Đông Dương được triển lãm tại Rome năm 1932, Cologne năm 1933, tại Milan 1934, tại Bỉ năm 1935 – 1937, tại San Francisco năm 1937, tại Nhật năm 1940…

Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trưng bày “Quà tặng của nhân gian”: Hội tụ nhiều nghệ nhân cùng những sáng tạo độc đáo

Trưng bày “Quà tặng của nhân gian”: Hội tụ nhiều nghệ nhân cùng những sáng tạo độc đáo

Với mong muốn gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống của các làng nghề Việt Nam và tôn vinh sự sáng tạo, tài hoa của các nghệ nhân, Trung tâm Hoạt động Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp cùng Công ty TNHH Việt Mốt tổ chức trưng bày với chủ đề “Quà tặng của nhân gian”.