Một cú bấm máy làm chấn động thế giới

Chỉ một cú bấm máy, phóng viên ảnh hãng thông tấn A.P Nick Út đã trở thành nhân vật huyền thoại, được hai đời Tổng thống Mỹ tuyên dương, trao tặng Huân chương cao quý, được Đức giáo hoàng La Mã tiếp, được Nữ hoàng Anh gặp gỡ… cùng hàng trăm yếu nhân khác tiếp kiến. Nick Út còn được cả thế giới biết đến tên tuổi - Phóng viên Hãng thông tấn A.P (Associated Press) tài năng và dũng cảm khi anh mới 21 tuổi.

Trước khi có cuộc gặp gỡ này, tôi đã đọc hàng chục bài viết trong cuốn sách mang tên “Phóng viên ảnh Nick Út huyền thoại giản dị”, do nhà báo, nhiếp ảnh gia Giản Thanh Sơn (chủ biên), do tác giả Chu Thu Hảo có bài viết trong cuốn sách này gửi tặng; cùng với sự cộng tác của các nhà báo quen thuộc như Nguyễn Trọng Chức, Trần Hoàng Nhân, Đỗ Ngọc, Huyền Mi, Quang Thi, Bích Hồng, Quang Liêm, Yên Ba, Đinh Thu Hiền, Ngô Kim Luân, Chu Chí Thành,… Đi cùng với Nick Út, có nghệ sĩ, phóng viên trẻ nổi tiếng: Trần Thế Phong và Nam Phương dẫn đường.

Nick Út vừa bước vào, phòng trưng bày “Ký ức nhiếp ảnh” sôi động hẳn lên. Anh bắt tay mọi người với cử chỉ “tay bắt mặt mừng”. Tôi chợt nhớ đến tác giả Nguyễn Hoàng phác thảo chân dung anh: “Nick Út có gương mặt tươi vui, phúc hậu, có đôi lông mày như một vị tướng, có nét hồn nhiên của một nghệ sĩ tài hoa”. Tôi nghiệm thấy bây giờ vẫn vậy. Chỉ khác một điều: anh đã bước qua cái tuổi “thất thập” (sinh năm 1951) và mái tóc pha màu bạch kim.

Một cú bấm máy làm chấn động thế giới - 1

Tác giả cùng phóng viên Nick Út tại Kí ức nhiếp ảnh Phạm Công Thắng. Ảnh: Bạch Thành Đồng

Ngồi cạnh anh là nhiếp ảnh gia Bạch Thành Đồng, người đã từng làm việc trong Ban điều tra tội ác chiến tranh của giặc Mỹ, cùng với nhân vật nổi tiếng: cô Kim Phúc, nhân chứng tố cáo tội ác của giặc Mỹ. Bạch Thành Đồng đưa hình ảnh đó cho Nick Út xem. Kim Phúc ngày ấy còn trẻ lắm, nhưng bây giờ đã là bà Đại sứ hòa bình của Liên Hiệp quốc. Kim Phúc đã có chồng, có hai con, cùng với bố mẹ, cư trú ở Toronto Tôrôngtô -– Canada.

Người ngồi cạnh Bạch Thành Đồng là cựu phóng viên lão thành Minh Đạo, người được tháp tùng thủ tướng Võ Văn Kiệt với hơn 70 chuyến đi các nước trên thế giới. Ông đã từng in sách về những chuyến đi ấy. Người ngồi cạnh nghệ sĩ Minh Đạo là kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Bình, vài tháng trước đã gửi hiện vật trong “Ký ức nhiếp ảnh” Phạm Công Thắng. Tiếp theo là nhiếp ảnh gia Trần Tuấn, phóng viên ảnh chuyên chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp gần 30 năm.

Bây giờ đến lượt tôi phỏng vấn ngài Nick Út, không khíkhi đang vui bỗng trở nên yên tĩnh.

- Thưa ngài Nick Út, ông là người của hai quốc gia -– ngườiNgười Mỹ gốc Việt. Là người Việt Nam, làm việc cho hãng thông tấn A.P (Associated Press) của Hoa Kỳ mà lại chụp ảnh tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ. Có người nói: “Nước Mỹ đã nuôi ong tay áo”, cóCó người nói ông Nick Út là “Con dao hai lưỡi”, vì ăn lương của họ, cầm máy ảnh của họ, mà lại chụp ảnh tố cáo tội ác chiến tranh của họ và trở nên nổi tiếng, trở thành nhân vật huyền thoại, lại còn được hai đời Tổng thống Mỹ tiếp, tuyên dương công trạng, trao huân chương cao quý - Huân chương nghệ thuật quốc gia của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, được Đức giáo hoàng La Mã tiếp đón, được Nữ hoàng Anh quốc gặp gỡ… cùng hàng trăm yếu nhân tiếp kiến… kể cũng độc đáo đấy nhỉ?

Nick Út cười thoải mái. Tôi hỏi tiếp Nick Út: Ông có thể lý giải những điều như đã nói ở trên?

Nick Út trả lời:

- Có lẽ từ cách nhìn nhận và xử sự như thế nên mới được người dân Mỹ bầu làm Tổng thống của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ!

Đến lượt chủ nhân “Ký ức nhiếp ảnh” mời tất cả mọi người cùng xem, dưới sự hướng dẫn của nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Công Thắng. Đến khu vực tiền sảnh, anh dừng lại và lưu ý mọi người hướng về chiếc hộp kính nhỏ nhưng trang trọng. Bên trong có hình ảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump trao huân chương, có hình ảnh giáo hoàng La Mã gặp, tiếp đến là hình ảnh Nữ hoàng Anh quốc Elizabeth II tiếp Nick Út và Kim Phúc (nhân vật trong ảnh).

Nhìn thấy cử chỉ đón tiếp trọng thị của chủ nhân và mình được đón tiếp như vậy, Nick Út rất xúc động, bỏ chiếc máy ảnh Pentax trong túi ra trao tặng cho nghệ sĩ Phạm Công Thắng và nói: “Đây là chiếc máy ảnh và địa chỉ cá nhân đầu tiên mà tôi tin tưởng trao gửi tới nghệ sĩ Phạm Công Thắng. Chiếc máy ảnh Leica M2 hiện đang trưng bày ở Bảo tàng báo chí Washington D.C (Hoa Kỳ) và hai chiếc máy ảnh khác hiện đang trưng bày ở Bảo tàng Báo chí Việt Nam-– Hội Nhà báo Việt Nam”.

Một cú bấm máy làm chấn động thế giới - 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump trao Huân chương nghệ thuật cao quý nhất cho phóng viên Nick Út.

Tất cả mọi người xúc động trước cử chỉ, hành vi đẹp đẽ ấy. Chiếc máy ảnh thứ nhất, Nick Út chụp Kim Phúc bị bom Napalm, lửa còn đang cháy, cởi hết quần áo, đang chạy thục mạng và la hét: Cứu, cứu! Cháu chết mất! Tấm ảnh này đem lại vinh quang tột đỉnh cho tác giả và anh liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng lớn:

Giải World Press Photo (1972), giải thưởng danh giá nhất của Châu Âu;

Giải Pulitzer Prize for Feature Photography (1972) giải Hàn lâm báo chí của Mỹ;

Giải Sigma Delta Chi, giải George Polk Awards, 1972;

Các giải khác như: Overseas Press Club; National Press Club; The Lucie Award (1972), Associated Press Managing Editor,… Đặc biệt là tác phẩm “Em bé Napalm” chụp Kim Phúc đứng thứ 41 trong 100 tác phẩm báo chí có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ XX…

40 năm sau, tối 18/9/2022, phóng viên Nick Út đã được trao giải thưởng danh dự của hãng Leica tổ chức tại Trung tâm triển lãm Fair -– Centre -– of Cologne (Đức), có tới hơn 3000 người tham dự, mở đầu cho tuần lễ triển lãm lớn nhất thế giới vào ngày 18/9/2022. Phóng viên Nick Út được trao giải thưởng, được đánh giá là tác phẩm làm thay đổi cục diện chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Ông là người thứ ba trên thế giới được trao giải thưởng đặc biệt này. Trước ông là một phóng viên người Đức và một người Mỹ.

Từ Canada, Kim Phúc (nhân vật trong ảnh) cũng được mời sang dự. Kim Phúc xuất hiện với chiếc áo dài Việt Nam màu đỏ. Chị xúc động phát biểu: “Tôi xin chúc mừng nhiếp ảnh gia Nick Út về niềm vui và vinh dự này. Tôi rất tự hào và biết ơn chú Nick Út, và tôi còn may mắn được chú cứu giúp, cho tôi được sống như ngày hôm nay! Tôi đã viết hai cuốn sách và được mời đi nói chuyện khắp thế giới để tố cáo tội ác chiến tranh của Mỹ và được mời làm Đại sứ Hòa bình của Liên Hiệp quốc như hiện nay”.

Em bé Napalm, bức ảnh của Nick Út còn được tổ chức nhiếp ảnh thế giới bình chọn là một trong 10 bức ảnh báo chí đáng ghi nhớ nhất trong vòng nửa thế kỷ qua. Bảo tàng khoa học London (Anh quốc) đã mượn chiếc máy ảnh Leica M2 Nick Út đã chụp Kim Phúc và bức ảnh “Em bé Napalm” để triển lãm suốt 20 năm với số tiền bảo hiểm lên đến 100.000 USD và có hàng triệu lượt người trên thế giới xếp hàng vào xem bức ảnh và chiếc máy Leica M2 của Nick Út. Hiện nay, chiếc máy ảnh đó đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng báo chí Washington D.C ở Mỹ.

Chiếc máy ảnh tặng “Ký ức nhiếp ảnh Phạm Công Thắng” là máy ảnh Pentax đời cũ của Nhật. Anh tôi khi chưa mất vẫn thường dùng để chụp chiến sự. Sau này hãng A.P trao lại cho tôi và tôi luôn giữ bên mình để đi chụp chiến sự ở miền Nam, Lào, Campuchia, ở thành cổ Quảng Trị, chụp ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu và được in bìa tạp chí của hãng A.P.

Chưa hết, anh đăm đăm nhìn Phạm Công Thắng và gỡ chiếc mũ phóng viên của hãng A.P anh đang đội và trao lại cho Phạm Công Thắng. Từ ngày sáng lập ra “Ký ức nhiếp ảnh”, đến nay đã có trên 700 hiện vật quý từ mọi miền đất nước trao gửi và chiếc máy ảnh Pentax của Nick Út trao tặng là hiện vật quý hiếm nhất hiện nay.

Nick Út - Chiếc máy ảnh Leica M2 và nhân vật trong ảnh trở thành huyền thoại

Nick Út tên thật là Huỳnh Công Út, anh sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo và đông con: 10 trai và 1 gái. Nick Út là con trai thứ 10 trong gia đình quê ở Long An, vậy mới có tên là Huỳnh Công Út. Anh trai là Huỳnh Thanh Mỹ, từng là phóng viên quay phim cho hãng truyền hình C.B.S từ năm 1960. Đến năm 1964, anh chuyển sang làm phóng viên ảnh cho hãng thông tấn A.P của Hoa Kỳ.

Năm 1966 chưa đến 16 tuổi, nể tình, họ miễn cưỡng nhận anh để đào tạo làm nghề, bắt đầu từ công việc buồng tối, rồi buồng sáng đến việc tập sử dụng thành thạo các loại máy ảnh của hãng hiện có. Út được nhận lại 4 chiếc máy ảnh của anh trai từ hãng A.P, trong đó có chiếc Leica M2 của Đức, loại máy tối tân nhất thời ấy. Nick Út kể: Tấm ảnh đầu tiên tôi đi chụp là hình ảnh “Thượng tọa Thích Quảng Đức tự thiêu” để phản đối Mỹ - Diệm. Ngay ngày hôm sau, ảnh của Huỳnh Công Út được in trang bìa, sau đó được nhận giải và bắt đầu nổi tiếng.

Năm 1968, Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn bị tấn công, Nick Út được cử đi chụp. Anh gửi ảnh về hãng A.P ở Mỹ, được “sxếp” của hãng khen: “Anh chụp tốt”! Thế là Huỳnh Công Út trở thành phóng viên chiến trường của hãng thông tấn A.P. Hàng ngày anh khoác máy ảnh và dùng xe máy đi chụp chiến sự ở khắp miền Nam, sang Lào, Campuchia,…

Ngày 16/8/1972, giữa 12 giờ trưa, bom Mỹ từ trên máy bay dội vào một làng nhỏ ở Trảng Bàng. Lửa cháy rừng rực thiêu hủy hết nhà cửa, cây cối. Một toán trẻ con tỏa ra, chạy trên quốc lộ 1 kêu cứu, cứu trong sự thờ ơ, vô cảm của lính quân đội Sài Gòn lố nhố phía sau. Một bé gái trần truồng đang chạy và la hét: Cứu, cứu, cháu chết mất! Theo phản xạ, Nick Út sẵn chiếc máy Leica M2 trong tay, anh bấm và bấm lia lịa, thu hình các em bé đang chạy, mồm méo xệch kêu khóc thảm thiết. Bé gái trần truồng đã vượt qua tầm máy, Nick Út nhận ra tay và lưng cô bé còn đang cháy, da bắt đầu tuột ra, thịt đỏ lừ. Út nghe giọng cô bé yếu dần: “Nóng, nóng quá, chết con rồi! Cứu con!”

Một cú bấm máy làm chấn động thế giới - 3

Bức ảnh "Em bé Napalm".

Sẵn nước uống trong người, Nick Út và các bạn đồng nghiệp tưới nước dập tắt lửa. Anh tức tốc bế các cháu lên xe đi cấp cứu. Ngồi trên xe, Út mới biết tên cô bé trần truồng đó 9 tuổi, tên là Phan Thị Kim Phúc. Đến bệnh viện Củ Chi, Út chạy vào yêu cầu cấp cứu ngay cho mấy đứa trẻ. Người của bệnh viện trả lời: “Ông ơi, bệnh viện đang có quá nhiều người bị thương và chết la liệt! QuáQúa tải rồi! Chúng tôi không có cách nào cứu các đứa trẻ này, đề nghị ông chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy!”.

Không được! Không còn cách nào khác, đến bệnh viện Chợ Rẫy, sẽ có đứa chết trên xe. Nick Út liền móc túi lấy chiếc thẻ nhà báo ra và nói: “Tôi là nhà báo. Nếu ngày mai những đứa trẻ này chết, các anh chị sẽ chịu trách nhiệm!”.! Đến lúc đó họ mới nhận sơ cứu rồi nhận vào điều trị. Xong việc, Nick Út tức tốc trở về văn phòng tráng phim, làm ảnh và đề nghị chuyển ảnh về hãng A.P. Một biên tập viên từ chối không chịu chuyển với lý do trong ảnh có bé gái trần truồng, không dùng được. Vừa lúc đó, trưởng đại diện văn phòng A.P tại Sài Gòn, phóng viên Horst Faas quyết định: “Phải chuyển ngay, chuyển ngay!”. Chỉ mấy phút sau, văn phòng A.P tại Sài Gòn nhận được điện khen từ ông chủ hãng A.P: “Bức ảnh quá xuất sắc!”. Thế là trưởng đại diện Horst Faas cứu Nick Út một bàn thắng ngoạn mục.

Ngày hôm sau, hầu hết các trang nhất những tờ báo lớn trên thế giới đều đăng bức ảnh này với dòng chú thích: “Nỗi kinh hoàng của chiến tranh!” (The terror of nar!) hoặc với dòng chú thích: “Napalm girl!”. Tức thì làn sóng biểu tình trên toàn thế giới kịch liệt phản đối chiến tranh xâm lược tàn khốc của Mỹ! Bức ảnh đó đã góp phần mang lại hòa bình cho đất nước và Nick Út trở nên nổi tiếng. Nick Út nói: “Từ đấy tôi đã đi rất nhiều nơi trên thế giới. Nhiều người gặp tôi, họ rất cảm động, ôm tôi và khóc”.

Chỉ một cú bấm máy -  Nick Út, chiếc máy ảnh Leica M2 và nhân vật trong ảnh trở nên huyền thoại!

Chuyện nghề nghiệp giữa Nick Út, Giản Thanh Sơn và Đỗ Ngọc

Chỗ thân tình và nhiều lần gặp gỡ, Nick Út thường trao đổi với Giản Thanh Sơn rằng: “Nguyên tắc trong hành nghề của tôi, cũng là tôn chỉ mục đích của hãng thông tấn A.P là: Tôn trọng sự thật và tính chính xác của sự kiện. Phải bỏ ngay từ trong đầu cái chuyện lạm dụng kỹ thuật ảnh để cắt ghép, dàn dựng ảnh khi tác nghiệp. Đã có những phóng viên làm chuyện đó, bị ông chủ hãng phát hiện, bị đuổi việc ngay tức khắc. Người phóng viên chiến tranh, tiêu chuẩn đầu tiên là sự gan dạ, lòng dũng cảm và tình con người. Người phóng viên chiến tranh nguy hiểm lắm, phải hứng chịu cả hai làn đạn. Nick Út đã nhiều lần chết hụt và ba lần bị thương mà không chết và cũng sẵn sàng đổi lấy cái chết để có được bức ảnh giá trị.

Một cú bấm máy làm chấn động thế giới - 4

Phóng viên ảnh hãng thông tấn A.P Nick Út.

Lần thứ nhất, đang chụp bị một mảnh bom phạt, cắt luôn một mảng tóc sát trên đỉnh đầu! Lần thứ hai, khi đang giơ cao máy lên bấm thì bị một mảnh đạn pháo sạt qua nách làm rách áo mà không “rách” người! (Nick Út cười). Chỗ tôi đứng chụp Kim Phúc cũng nguy hiểm không kém. Thấy người bị nạn đang chạy và kêu cứu, bọn lính trong quân đội Sài Gòn vô cảm, đi đứng lố nhố phía sau ảnh chúng mặc kệ! Nhưng Nick Út khi chụp xong vội lăn xả vào cứu trẻ em đã, rồi mới tính chuyện về văn phòng A.P tráng phim, làm ảnh chuyển gấp về trung tâm của hãng để phát đi các nước trên thế giới. Cái lương tâm trong nghề nghiệp cao cả của chàng thanh niên 21 tuổi Nick Út là ở chỗ ấy! Nick Út kể tiếp:

Lần thứ ba có đồng nghiệp thế mạng tôi mà bị chết thay. Đó là phóng viên, nhà báo lớn người Pháp -– Ông Henri Huet trong một chuyến máy bay định mệnh trên chiến trường nóng bỏng Đông Hà -– Quảng Trị năm 1970. Đáng lý ra chuyến đi đó, cái chết phải là tôi! Tôi rất kính trọng và thầm biết ơn ông. Tên tôi là Huỳnh Công Út, do khó phát âm nên ông Huet đã đặt cho cái tên Nick Út. Thế là từ đấy, tên tác giả của tôi là Nick Út. Và tôi được sống thọ như ngày nay cũng là bom đạn nó tránh mình, chứ mình đâu có tránh được bom đạn! Tôi và Đoàn Công Tính vào thành cổ Quảng Trị chụp ảnh. Đoàn Công Tính ở trong thành, tôi ở vòng ngoài, đều rất nguy hiểm, cái chết là cầm chắc trong tay”.

Tình đồng nghiệp chân chính và cao cả là biết phục thiện nhau. Đoàn Công Tính nói về Huỳnh Công Út: “Nick Út đã chụp được bức ảnh phản chiến, rất có lợi cho phía Việt Nam. Tác phẩm của Nick Út như một quả bom lớn nổ giữa trung tâm nước Mỹ, làm chấn động thế giới, khiến người Mỹ phải tỉnh ngộ!”.!

Còn Nick Út nhìn nhận về Đoàn Công Tính, rất đồng tính với nhận xét của hai nhà báo lớn Tims Page và Horst Faas: “Đoàn Công Tính là một phóng viên chiến tranh gan dạ và rất giỏi!”.

Trả lời phóng viên Đỗ Ngọc, Nick Út nói: Tôi là người may mắn nhất. Tôi được ông chủ hãng “nuôi” tốt. Kinh tế bản thân đủ sống, còn có tiền nuôi vợ con. Tôi được trang bị phương tiện máy móc hiện đại nhất: máy ảnh đời mới, máy tính, điện thoại vệ tinh. Đang hành nghề ở bất cứ nơi đâu, chỉ ba phút sau, từ hiện trường, tôi có thể truyền ảnh về hãng, qua mạng Internet một cách dễ dàng.

Phóng viên Nick Út còn cho biết: “Thường thì phóng viên của hãng ăn lương cố định và đủ sống chứ không hưởng nhuận bút, nhuận ảnh. Phóng viên tự do được trả nhuận bút, nhuận ảnh. Mức tối thiểu là 100 USD, nhưng tùy theo mức độ giá trị tác phẩm, có thể được trả lên đến hàng triệu USD, như trường hợp bức ảnh chụp cảnh tai nạn máy bay của Kennedy, tác giả được trả tới 1 triệu USD!”

Mỗi khi nói về Việt Nam, Nick Út cảm thấy vinh dự, tự hào rằng: “Tôi là người Mỹ gốc Việt nhưng sinh ra ở Việt Nam, lớn lên cũng ở Việt Nam. Tôi đã có vợ và hai con: một trai và một gái, đã trưởng thành. Một đứa đã là thạc sĩ, từng học đại học ở Hà Nội, một đứa đang là sinh viên. Hai đứa cũng rất thích Việt Nam, thích ăn các món ăn Việt Nam và rất ghét những kẻ nói xấu Việt Nam mình. Vợ tôi tuy là “Sư tử Hà Đông” thật nhưng chúng tôi quý trọng nhau. Tôi cũng hay về Việt Nam. Việt Nam mình thay đổi nhiều quá. Đời sống nhân dân được cải thiện. Vết tích chiến tranh gần như đã bị xóa hết. Thiên nhiên Việt Nam mình đẹp quá, ít nơi trên thế giới có được”.

Nói về đồng nghiệp: “Nhiều phóng viên tài năng, dũng cảm mà tôi mến phục và rất trân trọng, như Tim Page, Horst Faas (Anh), Henri Huet (Pháp), Savada Tairo Ichinose (Nhật), Stone (Mỹ), Larry Burrows (Anh), như Huỳnh Thanh Mỹ, Trần Bỉnh Khuôl, như Lương Nghĩa Dũng,… đã tử vì nghiệp, ra đi vĩnh viễn! Mỗi khi nghĩ đến đồng nghiệp, nước mắt anh lại tràn mi”. Đó là phóng viên anh hùng và huyền thoại Huỳnh Công Út - Nick Út: Chỉ một cú bấm máy làm chấn động thế giới!

Hoàng Kim Đáng

Tin liên quan

Tin mới nhất