Yêu thương nép trong mỗi bức hình - Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Những bức ảnh trong đời”

Được phát động từ 28/6/2023, sáng 7/3/2024 tại TPHCM, cuộc thi “Những bức ảnh trong đời” của Báo Phụ nữ TP. HCM đã tổng kết và trao giải. Giải nhất cuộc thi thuộc về Nguyễn Thanh Nga, (với giải thưởng bao gồm 1 máy ảnh Canon Eos R100, trị giá 22.000.000 + 10.000.000 đồng tiền mặt). Thời báo Văn học nghệ thuật xin trân trọng giới bài giải nhất cuộc thi này.

Trong câu chuyện hiếm hoi bố tôi kể về mẹ, bố tôi bảo: “Ngày xưa, mẹ là cô gái xinh xắn với đôi mắt đen láy và nụ cười thật duyên”. Bố công tác ở cửa hàng lương thực, mẹ là nhân viên kho thu mua ngoại thương. Để “cưa đổ” mẹ, bố phải đạp xe đèo mẹ đi khắp con đường mới trải nhựa trên thị trấn, cho kịp xem buổi chiếu bóng trên sân vận động cách đó khá xa. Bố chẳng mê phim mà chỉ chờ lúc tắt màn hình tối om, bố thơm trộm vào má mẹ. Tình yêu của bố và mẹ tôi ngày ấy, đong đếm qua bao nỗi nhớ, chất chứa câu chữ trong mỗi trang thư khi bố tôi có đợt đi công tác xa nhà. Ngày gặp lại 2 người bàn nhau chuyện đám cưới.

Yêu thương nép trong mỗi bức hình - Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Những bức ảnh trong đời” - 1

Nhà bố tôi ở bên kia sông Đuống, mẹ tôi ở bên này sông. Con đò tròng trành đưa mẹ tôi sang bến lấy chồng. Những yêu thương mặn nồng ngày vợ chồng son mẹ tôi vẫn còn thổn thức. Bố và mẹ vẫn công tác trên thị trấn. Một ngày chớm thu, bố đèo mẹ vào hiệu ảnh, bố bảo hôm cưới chưa kịp chụp nên bây giờ chụp bù. Mẹ nép vào vai bố e ấp. Bố nghiêng mái tóc xoăn bồng bềnh về phía mẹ. Còn tôi lúc đó đang là một mầm sống nhỏ bé cựa mình trong bụng mẹ. Đó cũng là bức ảnh duy nhất đầy đủ của gia đình tôi. Năm tháng qua đi, ảnh nhòe ố mất rồi, như cuộc hôn nhân chẳng lâu bền của bố và mẹ. Khi yêu thương vụn gãy, mẹ tôi chẳng về lại bên kia sông.

Yêu thương nép trong mỗi bức hình - Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Những bức ảnh trong đời” - 2

Ký ức nhỏ bé của tôi về bố quá ít ỏi, nhưng tôi vẫn nhớ. Con đường nối cơ quan của bố và mẹ là con đường đất, mọc đầy hoa huỳnh anh bên tường rào. Loài hoa ươm màu như nắng. Bố cõng tôi trên chiếc lưng êm, bố chạy trốn cơn mưa rào ngang lối. Mưa chẳng ướt bố con tôi, mưa chỉ làm ướt ký ức tươi màu trong tôi nhớ mãi. Nhưng tôi làm sao nhớ được lúc tôi được 6 tháng, bố bế tôi chụp ảnh bên gốc cây đinh lăng kia. Tình phụ tử thật gần gũi và ấm áp. Tôi quá non nớt để hiểu, nhưng thật may tấm ảnh đó đã ghi lại tất cả vào trong khuôn hình. Và cũng thật may, mẹ tôi vẫn giữ được nó không bị hoen ố.

Tôi mênh mang thương nhớ giữa 2 quê, mỗi dịp nghỉ hè hay tết đến, tôi trở về quê nội. Vẫn con đò trên bến, vẫn dòng sông bên lở bên bồi. Khi thì bố đón tôi, khi thì mợ tôi đón. Mợ tôi, bố không cho tôi gọi mợ là dì, bởi bố sợ 2 tiếng miệng đời gán ghép là “dì ghẻ”.

Tôi về quê bố, mang theo nỗi nhớ mẹ và mỗi khi rời quê nội tôi lại nhớ bố, mợ và các em. Những bức ảnh tôi chụp cùng gia đình mới của bố, tôi là chị cả, cười tươi cùng cả nhà. Tôi mang bức ảnh về bên này sông, mẹ tôi xem và mỉm cười bảo: “Cả nhà chụp tấm hình này đẹp quá! Bố con vẫn thế, bố chẳng già đi”. Và, mẹ tôi ngắm bố qua tấm ảnh thật lâu.

Yêu thương nép trong mỗi bức hình - Tác phẩm đoạt giải nhất cuộc thi “Những bức ảnh trong đời” - 3

Tác giả Nguyễn Thanh Nga

Yêu thương như dòng sông sâu, đong đầy phù sa mùa nước nổi. Tôi sống giữa 2 bờ yêu thương như thế, nghiêng bên này lại chống chếnh bên kia. Tôi gom nhặt hạnh phúc trong từng khoảnh khắc cuộc sống đi qua, như tấm ảnh ai cũng mỉm cười hướng về tương lai phía trước. Kỷ niệm bồi hồi nép trong khuôn hình xuôi ngược. Tôi nhận ra, bao dung và tha thứ luôn ngả chụm vào nhau.

Nguyễn Thanh Nga

Thu qua Phủ Quỳ
Thu qua Phủ Quỳ

Những cánh đồng lúa rộng nghìn mẫu rực vàng như một nỗi day dứt khi vào mùa gặt. Đất trời đang trôi xuôi đến những...

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về