Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5

(VHNT) - Năm 2020 là tròn 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (17-12-1770 - 26-3-1827). Cả thế giới đang lên kế hoạch tưởng nhớ và tôn vinh nhạc sĩ thiên tài người Đức.

Năm 2020 là tròn 250 năm ngày sinh của Ludwig van Beethoven (17-12-1770 - 26-3-1827). Cả thế giới đang lên kế hoạch tưởng nhớ và tôn vinh nhạc sĩ thiên tài người Đức.

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 1

Ludwig van Beethoven

Ludwig van Beethoven (sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770 mất ngày 26 tháng 03 năm 1827) là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, nước Áo. Ông là một nhà soạn nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời từ âm nhạc cổ điển sang Lãng Mạn. Ông được coi là người tiên phong cho giai đoạn âm nhạc lãng mạn của thế giới. Beethoven được khắp thế giới công nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất, nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều những nhà soạn nhạc, nhạc sĩ và khán giả về sau.

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 2

Trong số những kiệt tác của ông phải kể đến các bản giao hưởng như Giao hưởng số 2 Rê trưởng, Giao hưởng số 3 Mi giáng trưởng (Anh hùng ca), Giao hưởng số 5 cung Đô thứ ( Định mệnh), Giao hưởng số 6 cung Fa trưởng ( Đồng quê), giao hưởng số 7 cung La trưởng, giao hưởng số 8 cung Fa trưởng,  giao hưởng số 9 cung Rê thứ ( niềm vui),  các tác phẩm viết cho đàn dương cầm như For Elise, và sonata Moonlight, Bình minh (Waldstein), Khúc đam mê (Appasionata)... các sonata cho vĩ cầm như Mùa xuân (Spring), Kreutzer... các Piano Concerto số 2, số 3, số 5 Emperor (Hoàng đế), Violin Concerto D major... các khúc mở màn Overture Coriolan, Leonore, Egmont... và vở Opera duy nhất Fidelio, v.v.

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 3

Về bản giao hưởng số 5 ( Định mệnh)

Đây là bản giao hưởng ra đời trong giai đoạn khó khăn của cuộc đời ông (1804-1808), thời điểm Beethoven đã gặp vấn đề về thính giác và phải chịu đựng tiếng ù ù trong tai mình thay vì âm thanh. Tình trạng đó bắt đầu từ năm 1798 và 16 năm sau thì ông điếc hoàn toàn. Trong suốt quá trình điều trị tại một khu chữa bệnh ở Heiligenstadt vào năm 1802, ông đã viết lên nguyện ước của mình: “Những điều ngăn không khiến tôi tự kết liễu đời mình thật nhỏ bé. Chỉ duy nhất nghệ thuật giữ tôi bước tiếp”.

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 4

Tác phẩm gồm 4 chương:

Chương 1: Allegro

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 5

Chương đầu mở màn với mô típ 4 nốt đã đề cập ở trên, một trong những mô tip nổi tiếng nhất của âm nhạc phương Tây. Có khá nhiều tranh cãi giữa các nhạc trưởng về nhịp điệu để chơi bốn nốt mở màn này. Một số nhạc trưởng tuân thủ chặt chẽ theo nhịp allegro (nhịp nhanh khoảng 120-168 nhịp trên phút); một số khác nhằm nhấn mạnh sự nặng nề của tiếng gõ cửa định mệnh lại chơi bốn nốt mở đầu với nhịp điệu rất chậm và trang nghiêm; một số khác thì chơi theo nhịp molto ritardando (chơi mỗi nhịp bốn nốt chậm dần), cho rằng dấu lặng trên nốt thứ tư đóng vai trò cân bằng. 

Chương 2: Menuetto

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 6

Chương hai chơi ở cung La trưởng mang đậm tính trữ tình với hình thức chủ đề kép biến tấu, tức là hai chủ đề cùng xuất hiện và biến đổi luân phiên nhau. Tiếp theo những đoạn biến tấu là một phần coda dài.

Chương này mở đầu với sự lên tiếng của chủ đề thứ nhất, một giai điều được đồng tấu bằng viola và cello với double bass phụ hoạ. Chủ đề thứ hai ngay lập tức theo sau bằng hoà âm tạo ra bởi clarinet, basson, violin, với giải âm ba nốt cho viola và bass. Ở đoạn biến tấu tiếp theo chủ để thứ nhất lại xuất hiện và tiếp nối nó là chủ để thứ ba, 32 nốt chơi bằng viola và cello với một đoạn đối chọi chơi bởi sáo, oboe và basson. Tiếp theo một khúc chuyển tiếp toàn bộ dàn nhạc cùng hoà tấu với nhịp điệu cực mạnh, dẫn tới một đoạn cao trào mạnh dần, và đoạn coda để kết thúc chương.

Chương 3: Andante cantabile 

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 7

Chương ba có cấu trúc ba lớp, bao gồm scherzo và trio được viết theo khuôn mẫu của chương ba trong nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển, trong đó đoạn scherzo chính được chơi liên hoàn, rồi đến một phần trio đối lập, và đoạn scherzo sẽ lặp lại, và đến coda kết thúc. Tuy nhiên trong khi nhạc giao hưởng thời kỳ Cổ điển thông thường sử dụng minuet và trio cho chương ba thì Beethoven lại có cách tân bằng cách sử dụng cấu trúc scherzo và trio.

Chương 4: Allegro 

Ludwig van Beethoven và bản giao hưởng số 5 - 8

Chương cuối Bản giao hưởng Số 5 kết thúc bằng một coda rất dài, trong đó những chủ đề chính của chương được chơi theo hình thức cô đọng về nhịp điệu. Càng tới cuối nhịp điệu chuyển dần về presto (rất nhanh). Bản giao hưởng kết thúc bằng 29 nhịp ở hợp âm Đô trưởng, chơi cực mạnh. Charles Rosen trong The Classical Style cho rằng kết thúc này thể hiện cảm nhận Beethoven về tính thương quan trong nhạc thời kỳ Cổ điển: đoạn "kết dài đến khó tin" hoàn toàn ở cung đô trưởng là cần thiết "để kết lại sự căng thẳng tột độ của tác phẩm đồ sộ này."

Thanh Tài ( TH)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chân dung những con người “Tỏa sáng đất trời Nam”

Chân dung những con người “Tỏa sáng đất trời Nam”

Sống, chiến đấu và sáng tác trong thời đại Hồ Chí Minh, NSNA Hoàng Kim Đáng với những dòng cảm xúc chân thành, qua trang viết và qua ống kính, ông đã lưu lại chân dung của nhiều người tài mà ông từng gặp gỡ, tiếp xúc trong hàng trăm nhân tài lớn của đất nước qua tác phẩm “Tỏa sáng đất trời Nam”. Có thể thấy, dù là ảnh hay bài viết, các chân dung mà ông khắc họa đều lấp lánh nhữ