“Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng”: Tiếng nói mới vào diễn ngôn nữ quyền

Nếu như trước đây bình đẳng giới gắn với những câu chuyện đầy tính học thuật, với những khái niệm, những nghiên cứu, con số thống kê, những câu chuyện tưởng chừng như khô khan và căng thẳng, thì bây giờ nó trở thành chủ đề gần gũi và được bàn luận rộng rãi hơn bao giờ hết, từ những chính sách, chiến lược hành động của chính phủ, doanh nghiệp đến những câu chuyện “sát sườn” thường ngày như... “Ai là người rửa bát?”.

Có thể thấy, góc nhìn của xã hội về các khuôn mẫu giới đang dần trở nên cởi mở và bao dung, từ đó góp phần tháo gỡ những định kiến hằn sâu trong tiềm thức mỗi người. Nhận diện đúng và hiểu đúng về giới, chúng ta sẽ tiệm cận hơn với việc thực hành đúng theo tinh thần bình đẳng giới, góp phần kiến tạo một xã hội tốt đẹp, văn minh và tử tế hơn.

Chiều 11/11, tại tọa đàm ra mắt sách “Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng” do Nhà Nhiều Cột và Nhã Nam tổ chức, Thạc sĩ văn học Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, diễn giả Mai Quỳnh Anh cùng độc giả bàn luận về bình đẳng giới và vấn đề định kiến giới trên những ấn phẩm truyền thông hiện nay.

“Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng”: Tiếng nói mới vào diễn ngôn nữ quyền - 1

Tọa đàm được tổ chức tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (Lý Thường Kiệt, Hà Nội), thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả trẻ. Ảnh Phạm Hằng 

Hóa giải những quan niệm quy chất về giới

Mặc dù đã trở thành diễn ngôn chính thống ở Việt Nam, những định kiến về vai trò hay cách thể hiện giới vẫn xuất hiện trong nhiều ấn phẩm truyền thông. Điều này khá nguy hiểm bởi nó tiếp tục duy trì và khuếch tán các khuôn mẫu giới cũ kỹ, đi ngược lại sự phát triển của văn minh xã hội.

Theo Thạc sĩ văn học Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, cuốn sách “Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng” hướng rất nhiều tới người trẻ và kỳ vọng vào sự thay đổi nhận thức và hành vi của người trẻ đối với các khuôn mẫu giới và các sản phẩm truyền thông nói chung.

“Cuốn sách hướng tới vấn đề bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông - một cách tiếp cận rất thực tiễn, rất mới và gần gũi với công chúng, đặc biệt là với người trẻ. Trong cuốn sách, nữ quyền là câu chuyện được nói nhiều nhất nhưng không có nghĩa ta dìm đàn ông xuống, nữ quyền là để nhấn mạnh câu chuyện ai cũng có quyền của mình, ai đáng hạnh phúc sẽ đạt được hạnh phúc, được lựa chọn những gì theo bản năng, theo sở thích”, Thạc sĩ văn học Nguyễn Hoàng Diệu Thủy nói.

“Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng”: Tiếng nói mới vào diễn ngôn nữ quyền - 2

Thạc sĩ văn học Nguyễn Hoàng Diệu Thủy hiện là biên tập viên sách nhiều năm kinh nghiệm tại Nhã Nam. Chị đồng thời là tác giả của một số tác phẩm nổi bật như “Trong vòng tay mẹ”, “Đu đưa trên ngọn cây bàng"... Ảnh Phạm Hằng 

Có thể nói, định kiến giới là một trong những thứ định kiến lâu đời nhất, dai dẳng nhất, và để lại nhiều hệ lụy nhất. Không chỉ ở Việt Nam mà trên khắp thế giới, định kiến giới vẫn từng ngày len lỏi trong mọi ngóc ngách cuộc sống, vờn bóng đen lên mỗi suy nghĩ, lời nói, hành vi của chúng ta, âm thầm gây thương tổn cho những người quanh ta. Chúng ta đã quen thuộc với những câu nói đầy tính phân biệt như “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay “Đàn ông là trụ cột gia đình”.

Thạc sĩ văn học Nguyễn Hoàng Diệu Thủy cho rằng, những câu nói ấy áp đặt cứng nhắc chỗ đứng của nam giới, nữ giới, hệ quả là vai trò của người phụ nữ bị coi nhẹ, những đóng góp của họ không được ghi nhận, thành tựu của họ bị chỉ trích, trong khi đó việc đề cao vai trò của đàn ông cũng khiến họ phải gồng gánh quá sức những kỳ vọng của cả gia đình và xã hội.

Xuất phát từ thực tế đó, “Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng” hướng tới việc gỡ bỏ những định kiến cố hữu này, đồng thời phát triển ba nhận thức: Ai cũng có thể trở thành trụ cột gia đình, bất kể đó là nam hay nữ; Công việc nào cũng quan trọng dù là việc nhà hay việc ra ngoài kiếm tiền; Năng lực của một người không phụ thuộc vào giới tính của người đó.

Từ sự đúc kết, tổng hợp các bài viết trên nhiều khía cạnh và thời điểm xoay quanh thực trạng và thảo luận về giới, cuốn sách mang đến cho người đọc các góc nhìn đa chiều và bao hàm về vấn đề bình đẳng giới tại Việt Nam: từ những khía cạnh hết sức gần gũi, quen thuộc được soi chiếu qua chiếc “kính lúp” của lịch sử, kinh tế - chính trị và văn hóa.

“Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng”: Tiếng nói mới vào diễn ngôn nữ quyền - 3

"Nghĩ bình đẳng, sống bằng đẳng" đúc kết từ hành trình 2 năm của Dự án Nhà Nhiều Cột với sự hỗ trợ xuất bản của Nhã Nam. Ảnh Phạm Hằng 

Một cuốn sách về giới dễ tiếp cận

Sự thay đổi suy nghĩ, quan điểm về khuôn mẫu giới trong thực tế là một vấn đề không dễ dàng, cần nhiều nỗ lực và đấu tranh, khi nhìn nhận và soi xét vấn đề dưới góc nhìn đa dạng, đào sâu vào những tác động mang tính thời đại, hiểu được mục đích và lý do đằng sau những tranh cãi thường gặp trên truyền thông đại chúng, chúng ta sẽ dần hóa giải được những quan niệm mang tính phân biệt và quy chất về giới, đồng thời ghi nhận và thúc đẩy những phong trào giới đương đại tại Việt Nam.

Chia sẻ với độc giả, diễn giả Mai Quỳnh Anh - Quản lý Điều phối dự án Nhà Nhiều Cột cho biết, từ những bài đăng đầu tiên vào tháng 10 năm 2020, Nhà Nhiều Cột luôn nỗ lực không ngừng để các khuôn mẫu giới được hóa giải, sự phân biệt giới được ngăn chặn, các góc nhìn về bình đẳng giới ngày càng được mở rộng và hơn hết: không còn là câu hỏi “ai” nên là trụ cột hay người chăm sóc cho gia đình mà là “thế nào” để cùng san sẻ và bao dung những gánh nặng trong cuộc sống khi nam, nữ và người phi nhị nguyên giới không còn là giới hạn.

“Nhà Nhiều Cột đã lắng nghe, ghi nhận các ý kiến, các trải nghiệm, quan sát những câu chuyện của độc giả về những rào cản đến từ định kiến giới để có thể đưa ra góc nhìn khách quan và gần gũi nhất. Và cuốn sách "Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng" là một trong những kết quả quan trọng của quá trình hoạt động nói trên”, diễn giả Mai Quỳnh Anh nói.

“Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng”: Tiếng nói mới vào diễn ngôn nữ quyền - 4

Diễn giả Mai Quỳnh Anh (ngồi giữa) tại tọa đàm. Chị là Quản lý chương trình tại TUVA Communication đồng thời Quản lý Điều phối các dự án về Giới khác như Goodvertising in Vietnam, Generation in Vietnam. Ảnh Phạm Hằng 

Qua việc khai thác những vấn đề sát sườn những mối quan tâm của các bạn trẻ, “Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng” thực sự là một cuốn sách về giới dễ tiếp cận. Nó không phải là những bài viết nặng về số liệu, lý thuyết mà cố gắng truyền đạt qua những câu chuyện thường nhật gần gũi nhất. Và thông điệp mà Nhà Nhiều Cột muốn mang đến cho độc giả là xóa bỏ đi những khuôn mẫu giới, những phân biệt vai trò rất rạch ròi gắn với nam và nữ. 

Cuốn sách mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới, mang đến chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam. Trên nền tảng của sự hiểu biết này, mỗi con người có thể tự tin vào giá trị bản thân, sống hạnh phúc hơn và khát khao cống hiến cho xã hội.

Nhà Nhiều Cột là một chiến dịch xã hội về bình đẳng giới do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam và Tuva Communication thực hiện, được tài trợ bởi Investing in Women, một sáng kiến của chính phủ Úc.

Phạm Hằng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật

“Điện Biên Phủ - thiên anh hùng ca, nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật” là một hội thảo ý nghĩa được tổ chức nhân dịp Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), giúp lan tỏa những giá trị của Điện Biên Phủ trong đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Đồng thời, thúc đẩy sự thăng hoa, bền bỉ, nuôi dưỡng cảm xúc sáng tạo cho các văn ng

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

(Ảnh) “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”: Thăm và phát động cuộc thi vẽ tranh tại Trường Tiểu học Him Lam

Trong khuôn khổ chương trình “Qua miền Tây Bắc - về với Điện Biên”, đoàn đại biểu là các văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có dịp đến thăm và tặng quà cho học sinh Trường Tiểu học Him Lam, đồng thời phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Hoan Hô chiến sỹ Điện Biên”. Sự kiện do Thời báo Văn học nghệ thuật, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điệ