Tìm hiểu về Thánh địa của những người làm sách trên toàn thế giới
Những kiến thức lịch sử 600 năm thăng trầm của hội sách Frankfurt và lịch sử châu Âu cũng như sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời kỳ hiện đại
Frankfurt - “Thánh địa của những người làm sách trên toàn thế giới” đã đến gần hơn với độc giả Việt Nam qua cuốn sách “Lịch sử Hội sách Frankfurt”, được Omega Plus xuất bản mới đây.
Đây là cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết về lịch sử hội sách Frankfurt – Hội chợ sách quốc tế lớn thế giới được tổ chức từ năm 1949. Thông qua cuốn sách, chúng ta không những được tìm hiểu về lịch sử 600 năm thăng trầm của hội sách Frankfurt mà còn là lịch sử châu Âu và sự phát triển văn minh xã hội từ thế kỷ 15 đến thời kỳ hiện đại.
Xuất bản luôn là một mô hình thu nhỏ của xã hội mà nó là một phần trong đó, đồng thời phản ánh xu hướng phát triển của xã hội ấy. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, xuất bản cũng định hình cách suy nghĩ và mở rộng tư tưởng của xã hội …” - André Schiffin, Giám đốc NXB Pantheon
Cuốn sách tái hiện và mô tả lịch sử của Hội sách Frankfurt từ khi bắt đầu đến thời hiện đại, qua đó độc giả như được sống lại không khí từ buổi bắt đầu văn minh in ấn phương Tây và choáng ngợp với sự phát triển trong thời hoàng kim của in ấn và cũng chứng kiến bao thăng trầm của Hội sách Frankfurt, hay nhìn rộng hơn chính là sự phát triển văn minh, với 3 phần chính (25 chương):
· Giai đoạn 1 (1454 -1764): Hội sách Frankfurt thuở sơ khai, từ lúc mới bắt đầu có công nghệ in Gutenberg. Tác giả có trích dẫn những tư liệu cho thấy hình ảnh sinh động về hội sách. Các đầu sách nào được quan tâm ở thời kỳ đó, việc buôn bán, vận chuyển sách diễn ra thế nào... Hội sách cứ thế phát triển, nhưng những biến động tôn giáo-chính trị, sự đối đầu giữa Công giáo-Kháng cách Luther, đã dẫn tới việc kiểm duyệt và tịch thu sách, khiến cho hội sách dần thoái trào.
· Giai đoạn 2 (1764-1861): Hội sách ở Leipzig phát triển thay thế cho Hội sách Frankfurt.
· Giai đoạn 3 (từ thế kỷ 20): Một loạt những nỗ lực nhằm khôi phục hội sách Frankfurt. Sau thế chiến II, hội sách ngày càng đạt được nhiều thành công, với sự tham gia của rất nhiều đơn vị, quốc gia. Nhiều hoạt động với chủ đề mới mẻ, giới thiệu các vùng đất, các nền văn hóa được tổ chức định kỳ đã thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng. Tác giả cũng bày tỏ sự quan tâm tới các xu hướng xuất bản mới, dưới nhiều hình thức khác ngoài sách vở.
Peter Weidhaas - Nguyên là giám đốc hội sách Frankfurt từ thập niên 1970 tới khi nghỉ hưu. Ông đã góp phần thúc đẩy các hoạt động quảng bá văn học từ châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin, tổ chức các sự kiện xuất bản mang tính đổi mới. |
Chiều 17/4, chương trình giao lưu và giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu Việt Nam - Thời khắc vàng” của tác giả Trần...
Bình luận