"Trẻ em trong cuộc sống đương đại": Thế giới số là từ số mấy đến số mấy?

Những câu hỏi và nhận xét đầy bất ngờ của các độc giả nhí trong tọa đàm “Trẻ em trong cuộc sống đương đại" do Viện Pháp tại Hà Nội và Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức.

Trong khuôn khổ Những ngày văn học châu Âu 2022 và nhân dịp ra mắt bộ sách Nhịp sống đương đại (chuyển ngữ từ tiếng Pháp), tọa đàm “Trẻ em trong cuộc sống đương đại” diễn ra vào sáng ngày 14/5/2022 tại Hà Nội. 

Sự kiện có sự tham gia của các diễn giả: Dịch giả Phạm Thanh Vân (Nhịp sống đương đại – Thế giới số); Dịch giả Đỗ Thị Minh Nguyệt (Nhịp sống đương đại – Khủng bố); Biên tập viên, ThS. Hoàng Thanh Thủy, trưởng Ban Biên tập sách Khoa học – Nhà xuất bản Kim Đồng; cùng với người điều phối chương trình là Nhà nghiên cứu, tác giả-dịch giả Nguyễn Quốc Vương.

Với sự điều phối linh hoạt và gần gũi của “chú" Vương, các độc giả nhí nhiệt tình tương tác với các câu hỏi của chương trình, để thấy, dưới góc nhìn của trẻ nhỏ, các vấn đề lớn trở nên vô cùng thú vị. 

Các bạn nhỏ cùng khám phá và nhận diện các vấn đề thời sự nổi cộm trong xã hội đương đại như nạn khủng bố, tình trạng bất bình đẳng, sự bùng nổ của tin giả,... và với mỗi câu trả lời, các em đều được những phần quà là những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. 

Với từ khóa “khủng bố", các em đã đưa ra những ý kiến liên quan như: quân khủng bố, khủng bố gây lo lắng, covid giống khủng bố, hay bài thi cuối kỳ là một… dạng khủng bố. Để tìm giải pháp cho khủng bố, các bạn nhỏ cho rằng cần phải gọi cấp cứu, cần thông báo với cảnh sát, cần xin lỗi nếu làm sai để tránh xung đột…

Với từ khóa “tin giả”, các em nhận định đó là “những tin không có thật". Các em cũng chia sẻ những trải nghiệm cá nhân khi là nạn nhân của tin giả: “Bạn bảo đến nhà chơi mà chờ mãi không đến", “cô giáo nói ngày mai có đoàn khảo sát mà không có"... 

Trao đổi với các dịch giả, các em đặt các câu hỏi như: “Thế giới số là từ số mấy đến số mấy?”, “làm thế nào để phân biệt tin thật và tin giả?”...

Khi xem chương trình thời sự trong nước và quốc tế, hoặc lắng nghe các câu chuyện của người lớn, không ít lần con trẻ nghe thấy những từ như chính trị, kinh tế, khủng bố, tin giả, bất bình đẳng, v.v... Nhưng không phải cha mẹ hay người lớn nào cũng có thể dễ dàng lí giải tường tận cho con trẻ.

Khởi nguồn từ chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi “Mỗi ngày một câu hỏi” tại Pháp, nhóm tác giả sau đó đã tổng hợp và chuyển thể thành sách. Bộ sách “Nhịp sống đương đại” được Nhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền và sẽ ra mắt độc giả trong tháng 5/2022. Thông qua bộ sách, các độc giả nhí có được những nhận thức ban đầu về thế nào là vấn nạn tin giả, chủ nghĩa khủng bố, mặt trái của thế giới số, tình trạng bất bình đẳng và sự biến động của nền kinh tế. Khắc họa thông tin dưới góc độ khách quan bằng tranh vẽ và infographic, bộ sách góp phần xây dựng nhận thức và quan điểm cá nhân cho trẻ em về các vấn đề xã hội hiện còn nhiều tranh luận.

Bộ sách có sự góp mặt của biên tập viên, Th.S Hoàng Thanh Thủy là trưởng Ban Biên tập Sách Khoa học – Nhà xuất bản Kim Đồng; dịch giả Đỗ Thị Minh Nguyệt là trưởng phòng Sách và Hội thảo - Viện Pháp tại Việt Nam, người đã dịch và xuất bản hơn 30 tác phẩm của Pháp sang tiếng Việt; dịch giả Phạm Thanh Vân là trưởng đại diện của tập đoàn Safran tại Việt Nam - dịch giả Pháp ngữ của nhiều tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có các tác phẩm dành cho thanh thiếu niên như Tôi 14 tuổi và tôi đáng ghét, Hai vạn dặm dưới biển,...

Thanh Thanh

Tin liên quan

Tin mới nhất

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

8 thành phần dưỡng da cực tốt giúp nàng 'trẻ mãi không già'

Nhiều người có thể thắc mắc có những chất dinh dưỡng nào giúp nuôi dưỡng làn da. Và nếu chọn sử dụng sản phẩm dưỡng da thì phải chọn những loại chất dưỡng nào? Dưới đây là 8 loại vitamin giúp da khỏe đẹp từ bên trong mà bất cứ cô gái nào cũng nên biết.

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Ngày 25/4, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo khoa học toàn quốc năm 2024 với chủ đề "Văn học, nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng", do Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức. Hội thảo đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các nhà khoa học và văn nghệ sĩ trong cả nước