Rối loạn cương dương là gì?

Theo khảo sát của Hiệp hội Tiết niệu Châu Âu (EAU), có đến hơn 50% người tham gia không biết rối loạn cương dương là gì. Việc không nhận thức được bệnh lý phổ biến này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nam giới. Tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

Rối loạn cương dương là gì?

Rối loạn cương dương (RLCD) là một rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, là tình trạng dương vật khó đạt được hoặc duy trì sự cương cứng đủ mạnh & lâu để quan hệ tình dục.

RLCD là bệnh nam khoa thường gặp nhất thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Tiết niệu Hoa Kỳ (AUA), có đến 150 triệu nam giới trên toàn thế giới bị RLCD. Trong đó, nam giới trong độ tuổi từ 40-70 có tỉ lệ mắc RLCD lên đến 52%, nam giới trong độ tuổi dưới 40, có tỉ lệ mắc được ghi nhận khoảng 26%.

Mặc dù nam giới càng lớn tuổi, tỉ lệ mắc RLCD càng tăng, nhưng tuổi càng cao không phải lúc nào cũng gây ra RLCD. Một số người có thể duy trì chức năng tình dục bình thường cho đến tuổi 80. Ngoài ra, cần phân biệt giữa RLCD và xuất tinh sớm để có những phương pháp điều trị phù hợp.

Rối loạn cương dương là gì? - 1

Rối loạn cương dương gặp ở 52% nam giới trong độ tuổi từ 40-70

Quá trình cương cứng

Khi có kích thích tình dục, các dây thần kinh phát ra các tín hiệu làm tăng lưu lượng máu đến dương vật, làm đầy mô cơ xốp (thể hang). Huyết áp trong các thể hang tăng làm cho dương vật trở nên săn chắc, cương cứng.

Khi người đàn ông đạt cực khoái, một loạt tín hiệu thần kinh thứ hai được truyền đến, khiến các mô cơ xốp ở dương vật co lại, máu trở lại vòng tuần hoàn của cơ thể và sự cương cứng giảm dần về trạng thái bình thường.

Rối loạn cương dương là gì? - 2

Sơ đồ về cách thức hoạt động của sự cương cứng

Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương

RLCD có thể xuất phát từ các vấn đề về sức khỏe, vấn đề về tâm lý hoặc cả hai.

Yếu tố nguy cơ có thể gây ra RLCD bao gồm: nam giới trên 50 tuổi, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, cholesterol cao, hút thuốc, sử dụng ma túy hoặc uống quá nhiều rượu, béo phì, ít vận động.

Nguyên nhân thực thể:

- Không có đủ máu đến dương vật

- Dương vật không thể giữ máu khi cương cứng

- Tín hiệu thần kinh từ não hoặc tủy sống không đến được dương vật

- Phẫu thuật và/hoặc xạ trị đối với bệnh ung thư ở vùng bụng dưới hoặc xương chậu

- Thuốc điều trị các vấn đề khác: thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc an thần, thuốc lợi tiểu…

Nguyên nhân tâm lý

- Trầm cảm, lo âu

- Xung đột trong mối quan hệ

- Căng thẳng ở nhà hoặc nơi làm việc

- Căng thẳng do xung đột xã hội, văn hóa hoặc tôn giáo

- Lo lắng về hiệu suất tình dục

Rối loạn cương dương là gì? - 3

Nguyên nhân gây ra rối loạn cương dương đến từ các vấn đề sức khỏe, tâm lý hoặc cả hai (Nguồn Freepik)

Hậu quả của rối loạn cương dương

RLCD có thể là một dấu hiệu cảnh báo chính của bệnh tim mạch cho thấy sự tắc nghẽn đang hình thành trong hệ thống mạch máu của nam giới. Một số nghiên cứu cho thấy nam giới mắc chứng RLCD có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề về tuần hoàn ở chân.

RLCD cũng gián tiếp khiến nam giới tự ti, trầm cảm, gây phiền muộn, lo lắng cho bản thân và bạn tình

Việc tiến hành chẩn đoán và điều trị sớm nhằm mục đích khắc phục hoặc tăng cường chức năng cương dương, hỗ trợ sức khỏe tuần hoàn và nâng cao chất lượng cuộc sống của nam giới.

Chẩn đoán

Bác sĩ nam khoa, thận học sẽ khám và khai thác tình trạng sức khỏe, tình trạng hiện tại và một số câu hỏi liên quan đến RLCD với bảng câu hỏi Chỉ số quốc tế chức năng cương dương vật (IIEF). Bộ câu hỏi gồm 15 câu về khả năng bắt đầu và duy trì sự cương cứng của bạn, đánh giá mức độ hài lòng của bạn với tình dục và giúp xác định bất kỳ vấn đề nào về cực khoái.

Khám thực thể: kiểm tra sức khỏe tổng thể, tập trung vào bộ phận sinh dục (dương vật và tinh hoàn) thường được thực hiện để kiểm tra RLCD

Xét nghiệm: xét nghiệm máu và lấy mẫu nước tiểu để tìm kiếm các vấn đề sức khỏe gây ra RLCD,...

Rối loạn cương dương là gì? - 4

Bảng câu hỏi IIEF được sử dụng để chẩn đoán rối loạn cương dương (Nguồn Freepik)

Phương pháp điều trị rối loạn cương dương

- Các thuốc uống được FDA phê duyệt để điều trị RLCD: tadalafil (Cialis), sildenafil (Viagra), vardenafil (Levitra).

- Liệu pháp testosterone (khi phát hiện testosterone thấp trong xét nghiệm máu)

- Tiêm dương vật (Alprostadil nội hang)

- Thuốc đặt trong niệu đạo (Alprostadil)

- Thiết bị ống hút chân không

- Cấy ghép dương vật

- Phẫu thuật để bắc cầu tổn thương động mạch dương vật cho một số nam giới trẻ tuổi có tiền sử chấn thương vùng chậu nghiêm trọng. Phẫu thuật mạch máu dương vật không được khuyến khích cho những người đàn ông lớn tuổi có động mạch cứng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về rối loạn cương dương, các thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, dược sĩ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về bệnh lý của bạn và các thông tin trước khi dùng thuốc.

Bài viết được cung cấp bởi Davipharm - Nhà sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn châu Âu EU-GMP

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ một dòng chảy lặng thầm: 50 năm văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh

Từ một dòng chảy lặng thầm: 50 năm văn học nghệ thuật TP Hồ Chí Minh

Có một dòng sông chảy mãi trong lòng thành phố - dòng sông của những con chữ lặng thầm, đôi khi dữ dội, đôi khi miên man như gió Sài Gòn tháng Tư. Nửa thế kỷ qua, từ ngày đất nước thống nhất, TP Hồ Chí Minh bước vào một hành trình mới và văn học nghệ thuật cũng thế, âm thầm kiến tạo nên một "ký ức mềm" cho đô thị sôi động bậc nhất này.