Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Sẽ hết cảnh "thi nhau học" chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi thi tuyển công chức, viên chức

(Arttimes) - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: “Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, hạng viên chức. Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trong các kỳ thi trên máy vi tính”.

Chất vấn Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, đại biểu Nguyễn Văn Chiến (đoàn TP Hà Nội) nói, những kỳ họp trước Bộ trưởng đề cập đến việc sẽ sớm bỏ những chứng chỉ như chứng chỉ ngoại ngữ.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân: Sẽ hết cảnh "thi nhau học" chứng chỉ ngoại ngữ, tin học khi thi tuyển công chức, viên chức - 1 Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trước Quốc hội 

“Đến bao giờ thì được bỏ để loại bỏ tình trạng cử tri phải thi nhau đi học các chứng chỉ ngoại ngữ để hoàn thành chứng chỉ viên chức”, đại biểu hỏi.

Trả lời, tư lệnh Bộ Nội Vụ cho hay, triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, các nghị định của Chính phủ tập trung xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch thăng hạn viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ.

Theo ông Tân, về tuyển dụng, lần này nghị định đã quy định, trường hợp tốt nghiệp các bằng chuyên môn đã chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo như ngoại ngữ thuộc trình độ bậc 3 thì không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ.

“Trường đại học đào tạo chuẩn rồi thì không cần nữa”, Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Tương ứng, khi thi nâng ngạch, những đối tượng được miễn tin học, ngoại ngữ thì không phải nộp chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Trong nghị định, Chính phủ giao cho các bộ quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp của viên chức, trong đó có quy định trình độ tin học, ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.

Bộ trưởng Tân nêu rõ, có những vị trí không cần trình độ cao thì không cần phải quy định, những vị trí cần trình độ ngoại ngữ cấp bậc cao hơn thì quy định trong từng vị trí việc làm.

“Để tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tuyển dụng, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí về ngạch công chức, hạng viên chức. Theo đó, sẽ không yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học nữa, mà chỉ quy định năng lực sử dụng ngoại ngữ, tin học, thể hiện trong các kỳ thi trên máy vi tính”, ông Lê Vĩnh Tân cho hay.

Hơn nữa, thời quan qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các thông tư sửa đổi về chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mần non, phổ thông công lập, theo đó, cũng không quy định chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng cho biết, trước đây ông nói khi đề bạt, bổ nhiệm, cán bộ phải có 7 văn bằng, chứng chỉ thì nay tập trung chủ yếu vào trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và trình độ quản lý nhà nước.

“Đây là 3 chứng chỉ cơ bản khi đề bạt bổ nhiệm cán bộ, còn văn bản chứng chỉ khác chỉ phục vụ trong quá trình đào tạo tiếp theo”, Tư lệnh ngành Nội vụ thông tin.

H.M None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Từ nợ nần đến triệu phú: TikToker nổi tiếng chia sẻ bí quyết vực dậy bất ngờ

Trong bối cảnh nhiều người lo lắng vì lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế, Jasmine Taylor – một TikToker từng ngập trong nợ nần – đã tìm được lối thoát nhờ phương pháp "cash stuffing" và tư duy ngân sách rõ ràng. Với doanh thu hơn 2,2 triệu USD một năm từ chính phương pháp này, cô cho rằng: “Lỗi lớn nhất là không cho đồng tiền một mục đích cụ thể.”

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.