“Ngôi nhà hạnh phúc” trên phố núi

Với những công dân đang trong thời gian cách ly y tế tập trung tại Trung tâm huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh (Trung đoàn 991, Bộ CHQS tỉnh Gia Lai), khu cách ly thực sự là “ngôi nhà hạnh phúc”, an toàn, giúp họ cảm nhận rất rõ sự quan tâm, đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ, thương yêu và những cống hiến, hy sinh thầm lặng của Bộ đội Cụ Hồ trên tuyến đầu chống dịch.

Đã gần hai tuần nay, Đại úy QNCN Phạm Duy Đông, y sĩ Bệnh xá Quân dân y Bộ CHQS tỉnh Gia Lai không đêm nào được ngon giấc bởi những tiếng chuông điện thoại từ một số máy lạ gọi tới. Biết có những người đang cần mình, anh vội vã khoác đồ bảo hộ, đeo túi thuốc, lội mưa đi xuống dãy nhà xa nhất trong khu cách ly để kiểm tra, thăm khám cho các bệnh nhân trong khu cách ly.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Đông cho biết: “Trong khu cách ly có 6 bệnh nhân vừa mổ bướu cổ, 1 bệnh nhân bị ung thư hạch, 2 bệnh nhân tiểu đường, 2 phụ nữ mang thai và 5 cháu nhỏ. Đây là những đối tượng được chúng tôi quan tâm, chăm sóc nhiều hơn cả. Bất kể ngày hay đêm, khi người dân cần hỗ trợ, chúng tôi đều có mặt ngay.

Do thay đổi thời tiết, khí hậu nên khi về Việt Nam, một số người dân thường có biểu hiện cảm cúm, ho, sốt nhẹ. Để bảo đảm an toàn, trước khi có kết quả xét nghiệm, chúng tôi phải bố trí, sắp xếp cho họ ở trong một khu riêng và thường xuyên thăm khám, động viên”.

“Ngôi nhà hạnh phúc” trên phố núi - 1 Quân y Bộ CHQS tỉnh Gia Lai khám sức khỏe cho công dân trong khu cách ly tập trung

Sang Campuchia làm thợ mộc, trước ngày về nước, do bất cẩn, anh Hồ Ngọc Châu (45 tuổi, trú tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị một thanh gỗ lớn đè vào ngón tay cái, đau đến mất ăn mất ngủ. Qua thăm khám, phát hiện vết thương đã sưng tấy và mưng mủ, y sĩ Phạm Duy Đông kịp thời xử lý, vệ sinh sạch sẽ vết thương và cho anh Châu uống kháng sinh.

Ít ngày sau, anh Châu đã khỏe mạnh trở lại. Đặc biệt hơn, cách đây không lâu, trong khu cách ly có một phụ nữ gần 30 tuổi từ Campuchia cùng chồng trở về Việt Nam. Vừa mới xuống xe, đang làm thủ tục viết tờ khai y tế, chị bất ngờ bị băng huyết khiến người chồng vô cùng hoảng hốt, lo lắng. Sau khi cầm máu, vợ chồng chị được các nhân viên y tế chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai để tiếp tục điều trị, chăm sóc.

Trong khu cách ly, do điều kiện sinh hoạt tập thể nên công dân nam và công dân nữ được bố trí ăn, ở trong các dãy nhà riêng biệt. Song, tùy từng trường hợp, đơn vị linh động giải quyết cho phù hợp chứ không máy móc. Chẳng hạn như trường hợp của anh Trần Ngọc Hà (40 tuổi, quê ở Hà Nam), công nhân cao su từ Campuchia mới về tuần trước, có vợ là chị Đặng Thị Nga, mang thai tháng thứ 9, chuẩn bị đến ngày sinh nở, nên họ được đặc cách, bố trí cho ở riêng trong một căn phòng khá khang trang và đầy đủ tiện nghi.

Ngoài chế độ ăn theo tiêu chuẩn chung, hằng ngày, chị Nga còn được bộ đội cung cấp thêm một số loại trái cây tốt cho sức khỏe. Ngày chia tay về lại Hà Nam, anh Hà cảm kích: “Vợ chồng tôi sẽ nhớ mãi nơi này, đây thực sự là "ngôi nhà hạnh phúc", bảo vệ an toàn cho mỗi người dân. Cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ, thương yêu của các chú bộ đội".

Từ Campuchia sang Gia Lai học tập, lần đầu được ở trong doanh trại quân đội và tiếp xúc với những cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, các lưu học sinh: Xapsopha, Thipchay, Saosida, Vanvisa cảm thấy rất vui và thú vị.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Vanvisa cho biết: “Bộ đội Việt Nam rất thân thiện và gần gũi. Hôm trước dây sạc điện thoại của tôi bị hỏng, nhờ các anh ra ngoài mua hộ, vậy mà các anh tặng luôn. Khuôn viên đơn vị ở đây đẹp quá! Trước cửa phòng tôi có rất nhiều hoa, ngắm hoài mà không chán”.

Thiếu tá Huỳnh Văn Kiên, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 991, chỉ huy khu cách ly cho biết: “Để bảo đảm tốt nhất đời sống của người dân trong quá trình cách ly, vừa qua, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Gia Lai đã đầu tư hàng tỷ đồng lắp đặt, nâng cấp hệ thống nước nóng-lạnh, máy lọc nước, camera an ninh phục vụ các nhu cầu thiết yếu của người dân. Tuy còn nhiều khó khăn, vất vả, song chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao”.

Theo QĐND

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n