Tột cùng của văn hóa là con người

(Arttimes) - Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, 24/11/2021), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng về văn hóa, trong đó nhấn mạnh: “Đảng ta khẳng định: Trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh” (Thời báo VHNT, số 47, 25/11/2021).

Đây là quan điểm biện chứng triết học chỉ rõ mối quan hệ có tính logic giữa con người và hoàn cảnh, xét từ phương diện văn hóa. Các-Mác đã viết: “Muốn làm cho con người trở nên nhân đạo hơn thì phải tạo ra hoàn cảnh nhân đạo hơn”. Từ quan điểm của Các Mác, thiết nghĩ, muốn xây dựng “con người có nhân cách”, thì trước hết phải xây dựng “môi trường văn hóa lành mạnh”.

Tột cùng của văn hóa là con người - 1

Nhà văn Bùi Việt Thắng

 Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh (có thể gọi là “thổ nhưỡng văn hóa”, “khí quyển văn hóa”) phụ thuộc vào nhiều yếu tố  về chính cương (đường lối), chính sách quản lý, biện pháp thực hiện. Nhưng có một yếu tố, theo tôi, ít người ngại (né tránh), hoặc không dám (sợ) nói đến - văn hóa nêu gương. Nếu người dân thường hành xử không đúng phép tắc văn hóa (không cần/ kiệm/ liêm/ chính/ chí công vô tư, chẳng hạn), thì chúng ta chỉ hay nghĩ về trách nhiệm cá nhân người đó. Nhưng mấy ai tiết tháo mà chỉ ra một thực trạng có tính nguyên nhân sâu xa là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên không nêu gương. Các nghị quyết về tổ chức (Đảng, Quân đội, Công an) gần đây đều đặt yêu cầu “trong sạch” trước “vững mạnh"”. Vì sao và vì sao!? Đã có nhiều phụ huynh học sinh thường hay đặt câu hỏi với tôi: “Vì sao trẻ thơ bây giờ không ngoan và ham học như trước?”. Câu trả lời của tôi có thể làm không ít ai đó xót xa: “Vì người lớn ít nêu gương và thầy cô giáo không được như xưa!”.

Trong thế giới phẳng, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh còn cần đến sức đề kháng văn hóa cao hơn của chúng ta. Đang có một cuộc “xâm lăng văn hóa” (“thế lực mềm”), lúc âm ỉ, lúc cao trào khiến cho văn hóa truyền thống dễ bề mai một. Điển hình là nghệ thuật thứ bảy, được tiếp sức bởi các kênh truyền hình và các rạp chiếu bóng trên lãnh thổ Việt Nam, tràn ngập thác lũ phim nhập ngoại (cũ người mới ta). Đến mức Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phải lên tiếng: “Tại sao Việt Nam phải chiếu quá nhiều phim nước ngoài” (Thanhnien.vn, 23/10/2021).

Còn nhiều “rào cản lớn” khác không thể nói là không kìm hãm nhiệm vụ xây dựng một môi trường văn hóa lành mạnh. Nhưng tôi nghĩ, sẽ có nhiều người khác đề cập đến, ở nhiều góc độ.

None

Bùi Việt Thắng

Tin liên quan

Tin mới nhất

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Hải Phòng được chọn tổ chức Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024

Chiều 28/3 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Tạp chí Kinh tế Việt Namvà UBND thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Họp báo Chương trình Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển Việt Nam 2024 (Vietnam Connect Forum). Đồng chủ trì buổi họp báo có các đại biểu: Nguyễn Như Hiếu - Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao; Hoàng Minh Cường - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Đào Quang Bính - Tổng Thư ký T