Ấn bản 'Việt Nam sử lược' kỷ niệm 100 năm phát hành

Công trình lịch sử của Trần Trọng Kim được in ấn chất lượng với thiết kế mỹ thuật đẹp.

Việt Nam sử lược của học giả Trần Trọng Kim ra mắt năm 1920. Công trình có một vị trí đặc biệt không chỉ bởi nội dung, mà còn vì bối cảnh xuất bản sách lịch sử.

Khi ấy, các bộ đại sử được biết tới là Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Đây là nguồn sử liệu chính thống, nhưng viết bằng chữ Hán. Một số công trình bằng chữ quốc ngữ ra đời nhưng còn sơ sài.

Ấn bản 'Việt Nam sử lược' kỷ niệm 100 năm phát hành - 1
Ấn bản kỷ niệm 100 năm Việt Nam sử lược. Ảnh: Đ. A.

Bởi vậy, Việt Nam sử lược - công trình có hệ thống về lịch sử nước ta, lại có phương pháp ghi chép mới, cách kể lôi cuốn - đã được đông đảo bạn đọc đón nhận.

100 năm qua, cuốn sách nhiều lần được tái bản. Hiện nay, một số đơn vị cùng phát hành Việt Nam sử lược như Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng, Công ty sách Nhã Nam.

Kỷ niệm 100 năm xuất bản lần đầu, một ấn bản được đầu tư về biên tập, hình thức do NXB Văn học liên kết công ty Đông A thực hiện.

Cuốn sách được thực hiện theo bản in lần thứ 5, năm 1954, của NXB Tân Việt. Đây là ấn bản được tác giả Trần Trọng Kim chỉnh sửa lần cuối. Khi in lại cuốn này, đơn vị thực hiện bổ sung thêm một số chi tiết có trong các bản in năm 1920, 1928, 1971.

Ấn bản 'Việt Nam sử lược' kỷ niệm 100 năm phát hành - 2
Postcard tặng kèm sách. Ảnh: Đ. A.

Ấn bản kỷ niệm 100 năm cuốn sách sử dụng ảnh minh họa theo bản in lần thứ 2 (năm 1928).

Sách cũng được bổ sung thêm gần 60 minh họa từ các nguồn tư liệu ở bảo tàng, tranh dân gian, sách báo xưa.

Bản kỷ niệm cũng được bổ sung thêm phần “sách dẫn” từng xuất hiện trong bản in năm 1971, nhằm giúp độc giả dễ tra cứu nhân vật, địa danh, một số mục từ quan trọng.

Trong Việt Nam sử lược, một số chi tiết bị cho là chưa chính xác, thiếu nhất quán. Đối với những chi tiết này, Đông A và NXB Văn học có chú thích ở cuối trang.

Với lợi thế là đơn vị làm sách đẹp, đơn vị thực hiện ấn bản Việt Nam sử lược dụng công trong thiết kế mỹ thuật cuốn sách.

Bìa sách được thiết kế với các hoa văn, hình ảnh đặc trưng của văn hóa Việt (nghê, rồng, trống đồng Đông Sơn, khánh thời Nguyễn...) có màu sắc hoài cổ.

Mỗi cuốn sách có quà tặng kèm là bookmark, postcard với các hình ảnh đậm chất lịch sử Việt, bản đồ Hà Nội năm 1873.

Theo Zing

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.