Chữ và Nghĩa: Dùng từ chính xác

Khi giao tiếp hoặc viết báo, viết văn, làm thơ, nhiều tác giả không quan tâm lắm đến cách dùng từ cho chính xác, ngay cả đối với một số từ quen thuộc. Dùng từ chính xác sẽ khiến lời nói, câu văn diễn đạt được trúng ý và lại hay nữa của chủ thể phát ngôn. Dưới đây xin nói đến dạng từ láy luôn luôn và từ nối thì, mà.

Từ láy luôn luôn

Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn, v.v. là những cặp  từ láy đôi trùng lặp (Từ láy đôi không trùng lặp là nhún nhảy, đu đưa, nhởn nhơ...). Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy là điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.

Ở đây xin bàn trước về luôn và từ láy luôn luôn.

Báo Nhân Dân, quãng những năm 70 thế kỷ trước hoặc tạp chí Ngôn ngữ và đời sống (số 10 -1997 và số 4 -2002) đã đề cập hiện tượng ngôn ngữ này. Tuy nhiên, nhiều năm sau cho đến hiện nay, việc dùng thiếu chính xác từ luôn thay cho luôn luôn vẫn diễn ra.

Từ luôn có những nghĩa sau: 1- Liên tục. Thí dụ: "Anh ấy cứ nói luôn miệng, tôi không thể chen vào được", 2- Ngay lập tức. Thí dụ: "Cô ấy nói xong, vội vàng đi luôn về nhà để sửa soạn ra bến xe. 3- Chấm dứt một sự việc, không thể đảo ngược. Thí dụ: "Mắng em trai một trận, rồi ông giận dữ bỏ đi luôn" (Luôn còn được dùng ở trường hợp luôn thể, luôn một thể, gần gũi ở nghĩa 2). Ở những trường hợp nêu trên, luôn đứng sau động từ và đứng trước danh từ. Nhiều khi nó được đặt được ở cuối câu, nhưng cũng có thể  xuất hiện ở giữa câu, như: "Tôi đưa vợ ở cơ quan về nhà rồi đi luôn đến trường đón con".

Luôn luôn là từ láy đôi trùng lặp của luôn. Đây là cách nói chỉ trạng thái liên tục, thường xuyên của sự việc, hành động. Nếu luôn đứng sau động từ thì luôn luôn đứng trước động từ. Nếu viết: “Em hứa sẽ luôn làm theo lời anh" thì không sai nhưng chưa chuẩn. Nên viết: “Em hứa sẽ luôn luôn làm theo lời anh".

Xin nêu thí dụ những trường hợp dùng chuẩn xác:

"Dạy lịch sử, đặc biệt là dạy lịch sử cận đại, cần luôn luôn có ý thức liên hệ với thực tế cụ thể, trước mắt" (Chương trình trường phổ thông cấp 2 và cấp 3 - Bộ Giáo dục xuất bản, 1956).

“Phải cố gắng học tập và luôn luôn gương mẫu về đạo đức cách mạng” (Bác Hồ viết di chúc, NXB Sự Thật, 1989, tr. 98). “Cách mạng là luôn luôn chiến đấu và chiến thắng” (Lời cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hữu Thỉnh thuật lại, báo Văn nghệ, 5-3-2016. Tại bài này có bốn lần Thủ tướng dùng từ luôn luôn). Thí dụ khác: “nhưng những chuyến đi xa lúc nào cũng quyến rũ tôi. Nó luôn luôn hé lộ cho tôi một điều gì đó. Sau mỗi tuần đi, tôi luôn luôn nhận thấy mình quá nhỏ bé (…) Cha tôi lúc đó đã về hưu. Người luôn luôn sợ hãi về tôi. Hình như tôi luôn luôn là sự bất trắc trong cuộc đời của ông cho đến tận bây giờ và mãi mãi về sau”. (Nguyễn Quang Thiều, tạp chí Tia sáng số 6, 3 - 2006).  “Trần Hòa Bình luôn luôn nhường nhịn tôi” (Hồng Thanh Quang – báo An ninh thế giới cuối tháng, 12- 2013). “Luôn luôn lắng nghe/ Luôn luôn thấu hiểu” (lời chào mời và cam kết của một công ty bảo hiểm). Khi luôn dễ dàng đặt ở cuối mệnh đề thì luôn luôn lại rất gượng ép khi được đặt ở cuối câu: "Bố mẹ thương yêu các con luôn luôn". Nên viết hoặc nói: "Bố mẹ luôn luôn thương yêu các con".

Tuy nhiên, trong thơ có khi tác giả bắt buộc phải nói tắt: “Nay xa cách lòng ta luôn tưởng nhớ” (Tế Hanh - bài Quê hương). Hoặc cách nói độc đáo, khác người: “Làm cái nghề vận tải đường nước này thật là vất vả, người cứ đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt và cả luôn tim nữa”. (Nguyễn Tuân - Sông Đà).

Từ thường xuyên không phải là từ láy mà lại gần nghĩa với từ luôn luôn. Chúng ta có thể dùng thường xuyên thay cho luôn luôn ở những văn cảnh thích hợp. Thí dụ: "Anh ấy thường xuyên đến sớm trước hẹn", câu này không khác gì câu "Anh ấy luôn luôn đến sớm trước hẹn". Xin lưu ý cặp láy luôn luôn đậm nghĩa nhấn mạnh hơn ở cả hai phía ngôn ngữ thị giác và ngôn ngữ thính giác.

Mới đây một nhà văn tự in một cuốn hồi ký, trong đó có rất nhiều chữ luôn (mà hầu hết nên viết là luôn luôn). Bạn nghề đã nói với tác giả rằng, "qua năm trăm trang sách, tôi không gặp một từ thường xuyên nào!" Lẽ ra nên dùng luôn luôn ở những trường hợp đúng nghĩa và khi dùng thì có thể luân phiên với từ thường xuyên  để câu văn linh hoạt hơn. Chúng ta cần tránh trùng lặp, gây cảm giác nhàm chán, nặng nề. Như từ láy đôi từ từ, có thể thay bằng thong thả, v.v.

Chữ và Nghĩa: Dùng từ chính xác - 1

Ảnh minh họa

Từ nối thì, mà

Giáo sư ngôn ngữ học, dịch giả Cao Xuân Hạo từng kể một chuyện vui. Rằng một tác giả nọ gửi bài đến tòa soạn báo, bị biên tập viên gạch xóa hết những từ nối thì, là, mà (từ nối loại này có trường hợp được gọi là liên từ, hư từ). Tác giả bài báo quá buồn nhưng đành bỏ qua vì ông không tin rằng người ta có thể hiểu ra vấn đề. Một dịp khác, Giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân cũng có bài giải oan cho thì, là, mà; tên bài trùng tên một cuốn sách của ông.

Tại đây, chúng tôi nêu dẫn chứng về sự hợp lý và cái hay của câu văn khi có chữ thì và chữ(xin ẩn danh tác giả của lời nói, câu văn).

Chữ thì

- “Mùa thu ở thành phố có vẻ như không mát lắm. Ở miền núi cao quê tôi, mùa thu khác hẳn”. Nên nói “(…) Ở miền núi cao quê tôi thì mùa thu lại khác hẳn”. (Câu này, nếu ở dạng viết thì có thể dùng dấu phẩy thay cho thì, nhưng nghĩa phân biệt khí hậu hai nơi không được nhấn mạnh như mong muốn).

- “Chúng cháu nói mẹ cháu chỉ lắc đầu thôi”. Nên viết (hoặc nói): “Chúng cháu nói thì mẹ cháu chỉ lắc đầu thôi”.

- “Đã túng thiếu, lại còn ghen tuông nữa, vợ chồng lục đục chứ sao”. Nên viết (hoặc nói): “Đã túng thiếu (…) thì vợ chồng lục đục chứ sao”.

- “Thật ra, bác hơi vội vàng, bác gái giận là đúng rồi”. Nên viết (hoặc nói): “Thật ra, do bác hơi vội vàng thì bác gái giận là đúng rồi”. (Ở đây, thì có thể thay bằng cho nên).

Tục ngữ - ca dao có câu rất hay: Xới cơm thì xới lòng ta / So đũa thì phải so ra lòng người. Nguyễn Du viết: Đã tu, tu trót qua thì, thì thôi (Truyện Kiều, câu 3048).

Chữ

- “Mục tiêu chúng ta phải đạt được là…”. Nên viết: “Mục tiêu chúng ta phải đạt được là…”.

- “Bài nói ông ta trình bày trong buổi tổng kết…”. Nên viết: “Bài nói ông ấy trình bày trong buổi tổng kết …”

- “Đây là một trải nghiệm chúng tôi sẽ nhớ mãi”. Nên viết: “Đây là một trải nghiệm chúng tôi sẽ nhớ mãi”.

- “Ông hứa sẽ quay lại ngay, chúng tôi đợi chờ sốt cả ruột”. Nên viết: “Ông hứa sẽ quay lại ngay, thế để chúng tôi đợi chờ sốt cả ruột”.

Tục ngữ - ca dao cũng có câu này: Non cao ai đắp mà cao/ Sông sâu ai bới, ai đào mà sâu. Nguyễn Du viết: Hoa tàn lại thêm tươi/  Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa. (Truyện Kiều, câu 2123 - 2124)

Thì, mà được dùng cùng một lúc

Nhà thơ Thi Hoàng có hai câu thơ nổi tiếng được làm từ ba bốn mươi năm trước: Trời thì xanh như rút ruột mà xanh/ Cây thì biếc như vặn mình mà biếc. (Những năm mới đây, tác giả bỏ chữ thì ở câu thứ hai, thay bằng chữ cứ. Có lẽ ông muốn bớt đi một chữ trùng lặp ? Theo người viết bài này, cứ để nguyên như ban đầu thì hay hơn).

Trong Lời giới thiệu cuốn sách hồi ức tuổi thơ Tôi và làng tôi của nhà văn, dịch giả Lê Bá Thự, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ: “Cái làng tôi mà anh kể trong cuốn sách này là làng Nguyệt Lãng, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa, nhưng xem ra cũng chẳng khác gì cái làng Điền Trì ao chuôm đồng bãi của tôi. Thì cũng vẫn là một rẻo đồng bằng”. Nếu lược bỏ đi hai chữ đang được bàn đến thì câu văn chắc chắn sẽ kém hẳn đi sự khúc chiết, uyển chuyển, mềm mại, thân tình đáng có.

Rõ ràng, tại những văn cảnh, tình huống nhất định, hai chữ thì, mà rất cần được sử dụng, chúng không hề làm cho câu văn thô thiển, vụng về, vướng víu (phải chăng có người hiểu như vậy ?), mà ngược lại, chúng còn góp phần tăng thêm sự mạch lạc, chắc gọn và làm lộ ra ưu điểm tinh tế của câu văn, lời thơ.

Phạm Đình Ân

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỷ niệm 20 năm Thành lập Hội đồng Dòng họ Hoàng Huỳnh Việt Nam và Đại Hội toàn quốc nhiệm kỳ 2024-2029

Kỷ niệm 20 năm Thành lập Hội đồng Dòng họ Hoàng Huỳnh Việt Nam và Đại Hội toàn quốc nhiệm kỳ 2024-2029

Họ Hoàng - Huỳnh là một dòng họ lớn của Việt Nam với hơn 5 triệu người, chiếm hơn 5% dân số. Họ Hoàng–Huỳnh có lịch sử lâu đời. Thời Vua Hùng, An Dương Vương có danh tướng Hoàng Quý Minh. Thời Hai Bà Trưng có danh tướng Hoàng Đạo, nữ tướng Hoàng Thiều Hoa, … Hiện nay, nhiều nơi thờ danh tướng Hoàng Quý Minh như Đình làng Phụng Pháp ở Tân Phượng, Tân Mỹ, TP. Bắc Giang;… Đình Hạ Hi