Dì Thanh Hà…

Tôi gọi cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà là dì Hà, bởi em ruột của dì, cô giáo Nguyễn Thị An Lộc là con dâu ông tôi Trương Quang Phiên; cũng là bởi tự những ngày kháng Pháp ở Nghệ Tĩnh, mẹ tôi- nghệ sỹ Tân Nhân đã luôn coi dì như một người em ruột thân thiết...

Dì Thanh Hà sinh ra trong một gia đình giáo học nổi tiếng ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Cha dì là ông Đốc Quýnh nghiêm ngắn, thông tuệ, cũng là bạn thân thiết với họa sĩ Nguyễn Phan Chánh lừng danh.

Bởi vậy hồi còn ấu thơ, dì Hà đã được ông Nguyễn Phan Chánh cho theo học vẽ, nhưng bởi ngày ấy chiến tranh loạn lạc, dì chỉ có thể theo học được một thời gian, rồi chờ ít năm sau, theo nếp nhà, dì thi vào trường sư phạm liên khu 4 trong vùng tự do của ta, và từ năm 1953, dì đã trở thành cô giáo dạy văn sử trong các trường cấp 2 kháng chiến của ta, và tiếp đó khi hòa bình lập lại, dì tiếp tục theo học khoa ngữ văn trường đại học sư phạm Hà Nội, bởi đỗ thủ khoa nên ngày tốt nghiệp, dì trở thành một cô giáo dạy văn của những mái trường cấp ba Hà Nội nổi tiếng: Trường Trần Phú, trường Nguyễn Thị Minh Khai, trường phổ thông ba Hà nội. Nhiều thế hệ học sinh Hà Nội ngày ấy, dù học trường nào, hầu hết đều biết tiếng dạy giỏi của cô giáo Thanh Hà...

Dì Thanh Hà… - 1

Nhà thơ Chế Lan Viên và con trai Phan Lai Triều

Lại kể sang chuyện người học sinh con trai nhà thơ Chế Lan Viên. Những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều thời gian báo Cứu quốc Liên khu 4 đứng chân ở thôn nhỏ Lai Triêu, dưới chân núi Nưa huyện Triệu Sơn Thanh hóa. Nhà thơ nổi tiếng Chế Lan Viên ( Phan Ngọc Hoan)  khi ấy là cây bút chủ lực của báo, khi sinh con trai đầu lòng đã lấy tên thôn làng đặt tên cho con mình là Lai Triều- Phan Lai Triều.

Hòa bình, Phan Lai Triều theo cha về Hà nội, và gắn tuổi thơ mình với những mái trường phổ thông Hà Nội. Có một cô giáo đã để lại trong anh nhiều ân tình, nhiều kỷ niệm sâu sắc là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà. Năm học cấp ba, anh học trường phổ thông ba Hà Nội, cô giáo Nguyễn Thị Thanh hà, vừa là giáo viên dạy văn vừa là chủ nhiệm lớp của anh.

Cô có một giọng nói mang âm điệu Hà Tĩnh êm nhẹ, giảng văn rất truyền cảm và  lôi cuốn. Cô có một ánh mắt vô cùng trìu mến với các em học sinh, và luôn mở ra với các em những chân trời rộng lớn. Hơn thế nữa, cô có một tấm lòng yêu thương học sinh vô bờ bến, như một người mẹ thứ hai của các em. Bởi Hà Nội những năm ấy đã bước vào chiến tranh, bố mẹ các em đều rất bận rộn công tác sản xuất chiến đấu, nhiều người đi chiến đấu xa, nên tất cả con em đều gửi gắm hết cho nhà trường và các thầy cô giáo.

Dì Thanh Hà… - 2

Với tình thương yêu đặc biệt, cũng là nhiệm vụ thiêng liêng với Tổ quốc, các thầy cô đã chăm sóc các em hết sức chu đáo, tận tình, nhất là với các trò có những hoàn cảnh éo le, thiệt thòi hơn các bạn. Có những ngày sơ tán, cô Thanh Hà phải đưa hàng trăm em học sinh đi sơ tán vùng trung du Sen Hồ Hà Bắc. Vừa làm thầy, vừa làm cha mẹ cho học sinh, lo cho các con ở nhờ trong nhà bà con, từ miếng  ăn, giấc ngủ, cho đến trang sách và ánh đèn đêm đêm học bài. Đã một lần bom dội vào đúng bếp lửa ngày ngày cô nhóm lên lo cơm nước cho các em, nhưng rất may có một linh cảm nào đó, từ hai ngày trước bếp ăn của cô trò đã chuyển sang nơi khác. Thật hú vía và may mắn thay... 

Từ mái trường và tấm lòng cô giáo, các em trưởng thành và khi tốt nghiệp đều tình nguyện lên đường nhập ngũ. Trong đó có cả Phan Lai Triều, dù  quê hương anh ở miền Nam (tiêu chuẩn được đi học nước ngoài và không phải nhập ngũ), và là con một nhà thơ rất nổi tiếng cả nước nể vì. Anh đã chiến đấu rất dũng cảm trong những tháng ngày ở Trường Sơn, và còn là một nhạc sĩ, tay đàn tay súng...

Dì Thanh Hà… - 3

30 năm sau, khi đất nước đã yên bình, những học sinh ngày ấy đi tìm nhau và cùng rủ nhau đi tìm thăm các thầy cô giáo, trước hết là thăm cô giáo chủ nhiệm lớp Nguyễn Thị Thanh Hà. Anh Phan  Lai Triều nhớ lại: “Hôm ấy là một ngày thứ bảy năm 1994, chúng  tôi đi tìm cô và đều xúc động vô cùng sau 30 năm mới được gặp lại cô. Thời gian có thể làm cô già đi, tóc bạc ra, nhưng nét phúc hậu và giọng nói đầy truyền cảm ấm áp của cô vẫn vẹn nguyên như năm xưa.

Cô cầm tay tôi: “Triều của cô đây ư, cậu học trò tinh nghịch và cũng hết sức tình cảm của tôi”. Rồi cô cầm tay, thăm hỏi từng học trò của cô, có người rất thành đạt, nhưng cũng có người không may mắn trong cuộc sống, dường như càng làm cô quan tâm, chia sẻ nhiều hơn. Nhất là những bạn không may đã mất sớm, cô nói tên từng học trò mà nước mắt rưng rưng...

Điều mà chúng tôi hết sức khâm phục cô, là bất cứ trong hoàn cảnh nào, cương vị gì, trong tâm hồn cô vẫn luôn là tâm hồn một nhà giáo yêu đời, yêu nghề, yêu học sinh thăm thẳm. Khi vào thành phố Hồ Chí Minh, có lúc cô được giao nhiệm vụ là phó phòng giáo dục Quận 6, rồi cả khi  hưu trí, cô vẫn đau đáu với sự nghiệp giáo dục, trồng chữ, trồng người.

Dì Thanh Hà… - 4

Ở quận 6 ngày ấy, có những lớp học rất đặc biệt học theo những tài liệu giảng dạy rất tinh tế, rất phù hợp để xóa nạn mù chữ cho nhiều người, nhất là những người Hoa lớn tuổi, do chính cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà soạn giáo án (cùng các ông Trương Minh Nhựt và cô giáo Bùi Thị Kim Thục) sáng tạo nên, chính các thầy cô trực tiếp đứng lớp, và không bao giờ nhận một đồng học phí hay thù lao nào...

Cũng trong buổi gặp lại cô giáo sau 30 năm xa cách, các bạn trong lớp biết Phan Lai Triều giờ đây là một nhạc sĩ, hội viên Hội âm nhạc TP HCM và Hội âm nhạc Việt Nam, đều yêu cầu anh phải có một bài hát thật hay ngợi ca cô giáo Thanh Hà của chúng ta, để bày tỏ tất cả tình yêu của mọi học sinh với cô giáo. Lĩnh hội yêu cầu này của các bạn, và cũng là thôi thúc của trái tim mình, anh Phan Lai Triều đã có ngay bài hát “Ơi sông xanh” tặng cô giáo Thanh Hà. Điều thêm phần lý thú của bài hát này là được phổ theo thơ của một nghệ sĩ rất nổi tiếng là NSUT Tân Nhân – một nghệ sĩ là đồng hương và vô cùng thân thiết với cha anh là nhà thơ Chế Lan Viên

“ Ơi sông xanh sông xanh

Tên cô là sông xanh

Cô giáo giọng  ngọt ngào Hà Tĩnh

Nuôi tâm hồn trẻ thơ những dòng nước mát lành...”

Bài hát đã ba chục năm, nhưng nó  còn vang vọng mãi trong tâm hồn bao thế hệ học sinh và những người lính như những người con của Nhà thơ Chế Lan Viên và những người con của NSƯT Tân Nhân...

Lại một câu chuyện khác về cô giáo Thanh Hà. Vốn là một nhà giáo rất am hiểu về văn học và lịch sử, một năm  kia cô cho ra mắt một tập sách dày hơn 400 trang khổ lớn về những câu chuyện lịch sữ Việt Nam.Chính Giáo sư sử học , Nhà giáo nhân dân, Chủ tịch Hội lịch sử Việt Nam , và là một trong “ tứ trụ nền lịch sử”  nước nhà  là GS PHan Huy Lê phải thốt lên lời khen ngợi và đánh giá rất cao.

Thầm nghĩ Dì của tôi, một nhà giáo vô cùng giản dị và khiêm tốn, có thơ của nghệ sĩ ưu tú viết tặng, có bài hát của người lính Trường Sơn con trai một nhà  thơ hiện đại hàng đầu đất nước, lại có cả lời ngợi khen  của  Chủ tịch Hội lịch sử nước nhà, em trai của một Thủ tướng chính quyền Sài gòn cũ, ắt không phải ai cũng vinh hạnh  có được, và ắt cũng không thể là người thường!  

Triệu Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V