Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam

Tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành vừa cho ra mắt 2 tập thơ “Đồng Sen Tàn” và “Mẹ” viết theo thể thơ lục bát, trong đó nhà thơ đã tạo nên dấu ấn riêng cho những chữ có giá trị nghệ thuật, làm điểm nhấn trong câu thơ.

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 1

Buổi ra mắt 2 tập thơ “Đồng Sen Tàn” và “Mẹ” của tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành diễn ra trong không gian ấm cúng, thân mật với sự tham dự của nhiều tên tuổi nổi bật trong làng văn chương. Ảnh: Huyền Thương

Tại buổi ra mắt tác phẩm, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ: “Tác phẩm sẽ có những ý kiến khen chê khác nhau và nếu như ai đó chê, thậm chí là phê phán thì cũng hãy cứ bình tĩnh…”

Theo nhà văn, trong hai tác phẩm mới nhất này của Nguyễn Phúc Lộc Thành người ta sẽ nhìn thấy rất rõ ràng, rõ ràng ngay từ nhan đề đó là hình ảnh của đồng sen tàn và hình ảnh của người mẹ Việt Nam lam lũ, vất vả qua những câu thơ đầy ám ảnh. Nhưng ngay cả khi anh nói về sự tàn lụi, úa màu, thất vọng, đau đớn thì anh vẫn tạo nên một thứ lục bát rất mới, rất hay, mỗi câu, mỗi chữ, mỗi cách dùng từ đều mang ý nghĩa.

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 2

Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ chia sẻ cảm nhận của mình về thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Ảnh: Huyền Thương

Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ cho rằng điều đáng lưu ý trong thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành là sự hiện thực, sự cảnh cáo, sự kêu gọi lương tri của con người và đó là điều nhất quán của anh.

“Nếu thơ văn có thêm chức năng cảnh báo những điều xấu xa, tồi tệ của con người thì đời sống sẽ khác biệt hơn nhiều. Viết thơ như thế thì mới là thơ!”, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ khẳng định.

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 3

Các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình chia sẻ tại chương trình. Ảnh: Huyền Thương

Về thơ lục bát Nguyễn Phúc Lộc Thành. PGS. TS. Nguyễn Hữu Sơn cũng nhận xét: "Thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành đạt đến sự dung hợp tinh túy của trạng thái sex thiền... vượt lên sự phân chia nhị nguyên thanh tục – tục thanh thông thường. Hầu như câu thơ nào của Nguyễn Phúc Lộc Thành cũng gợi mở, có thể tán thưởng, phân tích, trao đổi, luận bình".

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 4

Bìa 2 tập thơ “Đồng Sen Tàn” và “Mẹ”. Ảnh: Huyền Thương

“Đồng sen tàn” là tập thơ gồm 108 bài lục bát, chia thành 3 phần: “Đồng Sen Tàn” gồm 36 bài lục bát viết về mùa sen tàn; “Mùa Sấu Rụng” gồm 36 bài lục bát viết về mùa hoa sấu; “Tháng Sáu” gồm 36 bài viết về tháng sáu.

Cảm nhận về tập thơ này, nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chia sẻ: “Ban đầu, tôi băn khoăn không biết tại sao cái vẻ đẹp tươi mới, ngọt ngào sắc hương của đầm sen anh lại không chọn mà anh lại tìm thấy vẻ đẹp của đầm sen tàn với 36 khúc ca ngợi như vậy. Nhưng sau khi đọc kỹ tôi mới hiểu Nguyễn Phúc Lộc Thành đã tìm thấy cái đẹp trong sự tàn phai, héo úa như thế nào. Tôi thấy anh như thắp lên 36 ngọn nến, 36 đêm trăng mật đầy hương thơm da thịt”.

Cánh khô úa đến rạc mình

Đừng rơi kẻo chút tự tình ấy phai

Tôi về mang bút thiên thai

Vẽ màu phồn thực xuống đài hoa em…

(Đồng sen tàn 30)

Trong tập thơ “Mẹ”, tác giả cũng tuyển lọc 36 bài lục bát viết về người Mẹ, nó giống như 36 khúc bi ca, 36 mùa thương nhớ, 36 tiếng khóc thầm xót thương cho 36 người mẹ nhân gian.

Anh cứ chìm đắm ở trong cõi buồn ấy, từ nỗi buồn trận mạc, rồi đến nỗi buồn cơm áo cứ giằng giặc như thế: Ngủ đi, những vết chái sờn/ Trên bàn tay mẹ dập dờn đói no... Nhưng cái tài hoa của Nguyễn Phúc Lộc Thành là việc anh đã chuyển hóa giọng thơ trữ tình thế sự sang giọng thơ trữ tình giao cảm, để cho những vần thơ lục bát cứ thế cất tiếng trầm buồn, cất tiếng rên siết, cất tiếng vọng trong nỗi lòng của người con hướng tới 36 người mẹ nhân gian và trong đó có cả người mẹ của chính tác giả.

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 5

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến chia sẻ. Ảnh: Huyền Thương

Theo nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, thơ của Nguyễn Phúc Lộc Thành như là một điệu ru tình, một điệu ru buồn, một điệu ru của những hoài cảm lãng mạn mang cái phong vị độc đáo riêng của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Nếu nói về thơ lục bát, thì phần lớn người ta phải nghe, nhưng với thơ anh, nhiều bài chúng ta phải đọc bằng mắt thì mới thấy hết được cái “ý tại ngôn ngoại” của Nguyễn Phúc Lộc Thành. Đấy xung là điểm đặc biệt làm nên thơ anh.

Tại buổi ra mắt hai đứa con tinh thần của mình, tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành chia sẻ: “Cúi đầu cảm tạ cha mẹ, đất trời, Tổ quốc đã cho tôi được sống và viết lên dải đất hình chữ S, lên làng quê đầy nắng gió nhưng rất đỗi nhân văn này. Xin được cảm ơn quý vị đã đến với buổi ra mắt sách này để cùng tôi đóng dấu chiếc thẻ căn cước cho 2 tập thơ, để chúng từ trang giấy bước chân vào trang đời”.

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 6

Tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành chia sẻ. Ảnh: Huyền Thương

Nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành sinh năm 1964 tại Hà Nội, tốt nghiệp khóa 5 Trường Đại học Viết văn Nguyễn Du (1993-1997). Trước khi ra mắt 2 tập thơ "Mẹ" và "Đồng sen tàn", ông ghi được dấu ấn trên văn đàn với 8 tập sách bao gồm: thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết, trường thiên tiểu thuyết…

Gia tài sáng tác của ông đã có các tác phẩm: “Cõi nhân gian” (tiểu thuyết, 1994), “Táo vàng tục lụy” (tập truyện ngắn,1996), “Tuyển văn Nguyễn Phúc Lộc Thành” (2018), "Giấc mơ sông Thương" (2018) tuyển 108 bài lục bát, "Giấc mơ sông Thương" (2018) với 36 bài lục bát về sông Thương, "Chiều" (2018), "Chân quê" (2018), "Cõi nhân gian” (trường thiên tiểu thuyết 2022).

Nguyễn Phúc Lộc Thành – Người đi tìm luồng sinh khí mới cho thơ lục bát Việt Nam - 7

Với những cách tân của mình, hy vọng tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành sẽ thổi thêm những luồng sinh khí mới cho thể thơ lục bát đương đại Việt Nam. Ảnh: Huyền Thương

Ở con người Nguyễn Phúc Lộc Thành luôn tỏa ra nhiệt huyết của cái mới và sự sáng tạo nên hầu như câu thơ nào của anh cũng tạo nên sự gợi mở để trao đổi, luận bình. Điều này thể hiện tác giả là người có ý thức tìm tòi làm mới câu chữ, tránh tình trạng thơ lục bát đều đều, thiếu điểm nhấn. Hy vọng với những cách tân của mình, tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành sẽ thổi thêm những luồng sinh khí mới cho thể thơ này và ghi dấu ấn tên mình cùng với lục bát đương đại Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Phúc Lộc Thành có ý tưởng dành toàn bộ tiền bán tập thơ "Đồng sen tàn" và bộ trường thiên tiểu thuyết "Cõi nhân gian" để tài trợ giải thưởng cho một cuộc thi thơ lục bát 2023 do Viện nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hoá Dân tộc cùng Tạp chí Văn Hiến Việt Nam tổ chức, cơ cấu giải thưởng dự kiến: 1 giải nhất 100 triệu, 1 giải nhì 50 triệu, 1 giải ba 30 triệu.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn