Tô Hoài - nhà văn lớn, nhà báo tài ba vắt qua hai thế kỷ

Khi còn đang làm việc ở tuần báo Văn Nghệ (Hội Nhà văn Việt Nam) tôi loan tin: mình sắp về Báo Người Hà Nội. Một số anh bạn cười tủm “Tưởng gì, đang ở “bể” vào “ngòi”, sung sướng cái nỗi gì!” Tôi cười: “Ngòi” nhưng mà là “bể” đấy! Theo tôi biết, trong “làng” văn “làng” báo Việt Nam, hỏi có mấy ai hơn cụ Tô? Về quan chức văn nghệ, năm 37 tuổi, cụ đã từng làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Á - Phi. Về chất lượng tác phẩm, đều nhận được giải cao: Giải Nhất tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam (1956) với tác phẩm “Truyện Tây Bắc” (ở tuổi 36); Giải thưởng hạng A của Hội Văn nghệ Hà Nội (1970) với tiểu thuyết “Quê nhà”; Giải thưởng Hội Nhà văn Á - Phi (1970) với tiểu thuyết “Miền Tây” (tuổi 50)… Bây giờ, mới đang ở tuổi 65, vẫn còn “trẻ” chán! Sẽ còn nhiều giải thưởng lớn đang vẫy gọi. Số đầu sách ra đời xếp thành từng chồng sẽ có chiều cao hơn cả chiều cao của tác giả. Cân nặng, sẽ nặng hơn trọng lượng cơ thể Tô Hoài! Nghề báo cũng kinh khủng, viết đến hàng vạn bài đủ các thể loại, xuất hiện liên tục, gần như hầu khắp các tờ báo lớn, nhỏ ở trong nước và cả ở nước ngoài nữa.

Một cây bút cao thủ đến như vậy mà vẫn bị “đánh”, nào tiểu thuyết “Mười năm”, nào “Chiều chiều”, nào “Ba người khác”… Có lần sau khi cụ ký duyệt và giao bài xong, cụ nói: Về cái chuyện bị đánh ấy mà! Cần phải đọc lại, nghĩ lại để xem họ đánh đấm như thế nào rồi cụ chỉ cười -– mMột nụ cười của Tô Hoài thật đa nghĩa. Có người đánh nhưng lại có người đỡ, người nhìn ra và khen công khai: “Mười năm” đặt nối tiếp liền mạch với “Quê nhà”, “Quê người”, gọi là tiểu thuyết phong tục cũng được, mà gọi là tiểu thuyết lịch sử cũng không sai. Nhưng là một dạng tiểu thuyết lịch sử kiểu Tô Hoài.

Tô Hoài - nhà văn lớn, nhà báo tài ba vắt qua hai thế kỷ - 1

Nhà văn Tô Hoài ở tuổi 90. Ảnh: Hoàng Kim Đáng 

Lịch sử được viết phản ánh qua sinh hoạt đời thường, lịch sử của đám đông quần chúng vô danh, lịch sử được viết trên tinh thần dân chủ sâu sắc, triệt để, vốn cũng là đặc điểm chung của tiểu thuyết Tô Hoài! (GS, Nhà nghiên cứu lý luận phê bình văn học Nguyễn Đăng Mạnh bình luận). Nhà thơ Vân Long cho rằng cụ Tô Hoài: “…viết cứ như chơi, tưng tửng, đùa cợt… làm khuynh đảo cả những cách viết cũ mà vẫn hiện thực đến tận cốt lõi đời sống. Giai đoạn này, nhà văn thực sự là một nhân chứng lớn của lịch sử, viết trựchực diện về con người xã hội, con người văn học, tôi cảm thấy cây cổ thụ Tô Hoài vẫn phủ bóng rợp lên thế hệ nhà văn chúng tôi”.

Còn “Nhà văn hóa học” Nguyễn Huệ Chi thủ thỉ trên văn đàn: “Tô Hoài biết dựng lên những mặt thật và giả, mặt phải và trái, mặt tưởng chừng đúng mà lại sai và ngược lại, tưởng chừng sai mà lại đúng… trong mỗi sự việc và con người sống giữa những năm ngổn ngang phức tạp và bao nhiêu là chuyện suốt ba thập kỷ đằng đẵng ấy”.

Tôi dẫn chứng thêm: Ngay như ở báo Văn Nghệ nhà mình, nhà thơ có nụ cười dễ thương và hóm hỉnh Trần Ninh Hồ vừa nói vừa cười cười: “Ông Tô Hoài viết văn dễ dàng cứ như người “đan len” ấy. Tôi phục cái kiểu “đan len” của ông. Ông đi viện hay ngồi họp vẫn tiếp tục “đan len” mà vẫn ra văn thì lạ quá!”… Trần Ninh Hồ lại phá lên cười rất sảng khoái.

Nghe những dòng nhận xét này, cụ Tô chỉ cười: khen hay chê là việc của mọi người. Kể cả họ dùng đại đao hay đồng chùy mà đánh thì mình vẫn cứ viết - là nhà văn mà, không viết tiếp thì làm gì? (cụ lại cười). Còn tôi, tôi dám chắc bạn đọc Việt Nam và cả nước ngoài như “Nhà Việt Nam học”, Tiến sĩ văn chương Xô Viết như Niculin cũng chưa thể đọc hết tác phẩm của nhà văn Tô Hoài, kể cả những nhà nghiên cứu phê bình văn học cỡ lớn ở ta cũng vậy. Những nhận xét, đánh giá cũng chỉ đưa ra vài vấn đề. Tôi thấy chưa có ai nhận xét toàn bộ tác phẩm, sự nghiệp của Tô Hoài một cách thấu đáo cả.

Có một tình tiết rất hay mà ít ai được biết: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một lần tiếp đoàn nhà văn Liên Xô, Người rất tự hào giới thiệu các nhà văn nhà thơ Việt Nam như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, nữ sĩ Hằng Phương… Đoàn nhà văn Liên Xô khẳng định: “Ngài Chủ tịch Hồ Chí Minh gần như biết tất cả mọi chi tiết công việc của những nhà văn đang làm”. Đúng là như vậy. Người lấy dẫn chứng: “Như tôi biết, chính Tô Hoài, người mà các bạn đã gặp, hàng năm đều đi đến các vùng dân tộc ít người ở miền núi, nơi ấy anh (Tô Hoài –TG) đã chiến đấu và tổ chức cán bộ du kích hoạt động…”.

Còn Tô Hoài trong hiện tại đã qua “thất thập” mà vẫn đang điều hành hoạt động các Hội, điều hành chúng tôi làm báo, điều không thể không nói:

Cụ Tô Hoài dạy chúng tôi làm báo

Báo Người Hà Nội có quyết định thành lập ngày 8/5/1985, khi ấy tờ báo mới ra được ba số, có tính chất thử nghiệm. Đến số thứ tư, cuộc họp tòa soạn đầu tuần, dưới sự chủ trì của nhà văn Tô Hoài, người sáng lập và trực tiếp làm Tổng biên tập. Sau khi nhận xét tổng quát ba số báo vừa vận hành thử nghiệm, tiếp đến công bố Quyết định về chức năng, nhiệm vụ của từng phóng viên. Nhà văn Triệu Bôn là Trưởng ban biên tập. Nhà thơ Tô Hà là Trợ lý Tổng biên tập. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn trong Ban biên tập phụ trách về phần văn -– thơ của báo. Tôi được giao nhiệm vụ làm Thư ký tòa soạn và kiêm nhiệm theo dõi “mảng” nghệ thuật.

Tô Hoài - nhà văn lớn, nhà báo tài ba vắt qua hai thế kỷ - 2

Nhà văn Tô Hoài đang làm việc tại nhà riêng ở Nghĩa Đô. Ảnh: Hoàng Kim Đáng 

Sau khi công bố quyết định, cụ Tô Hoài nhấn mạnh: nhiệm vụ của Triệu Bôn – Tô Hà và Thanh Nhàn là cực kỳ quan trọng. Nếu cùng nhau hợp sức chặt chẽ, sẽ như “Ba ông thợ da” và trở thành một “Gia Cát Lượng”, sẽ tạo uy tín lớn cho tờ báo.

Nói về công việc của người Thư ký tòa soạn, cụ Tô Hoài nhấn mạnh: công việc của Thư ký tòa soạn như một anh bếp trưởng ở một cửa hàng ăn đặc sản. Dù có nhiều thực phẩm quý nhưng người đầu bếp kém không biết chế tác thành phẩm, nấu ăn kém thì cũng chẳng cho ra một bữa cỗ ngon được.

Tờ báo có “ngon” và đẹp, tạo được sự hấp dẫn đối với người đọc, đòi hỏi phải có anh đầu bếp giỏi. Anh Đáng là người có kiến thức tổng hợp, đã từng phụ trách Phòng Mỹ thuật tổng hợp của Báo Văn Nghệ nhiều năm, ít nhiều tích lũy được kinh nghiệm, cộng với đức tính cẩn thận trong công việc, tôi tin là Đáng làm được. Tờ báo tuy mới vận hành được ba số nhưng bước đầu đã đi vào thế ổn định, hình thành các chuyên mục, anh Đáng cần nghĩ thêm và xác định vị trí các chuyên mục mang tính cố định để bạn đọc tiện việc theo dõi.

Trong một buổi cụ Tô Hoài làm việc riêng với Thư ký tòa soạn, tôi lần lượt giải trình:

- Thưa anh, em quan niệm tờ Văn nghệ Người Hà Nội (Văn và Nghệ) là một cửa hàng chuyên “bán” những sản phẩm Văn Nghệ cao cấp. Về trình bày, trang 1 và trang 16 là hai trang bìa. (Vì tờ báo có 16 trang). Trang 1 phải dành 2/3 diện tích cho tác phẩm xuất sắc. Khi thì truyện ngắn hay bút ký, khi thì tùy bút hay phóng sự điều tra, khi là một bài thơ độc đáo, khi là một bức tranh hay bức ảnh có giá trị nghệ thuật, có tính thẩm mỹ cao để “hút” bạn đọc. Một phần ba trang còn lại dành cho thông tin hoạt động Văn học nghệ thuật mang tính thời sự và “tít” của một số bài quan trọng để hướng bạn đọc tìm đến. Trang 8 và trang 9 ở giữa số báo là hai trang màu nên để dành cho diễn đàn nghệ thuật như: Sân khấu, Điện ảnh, Hội họa, Nhiếp ảnh, Âm nhạc, Múa, Kiến trúc, Văn nghệ dân gian… nhưng không thể một lúc “đồng hiện” cả tám, chín ngành nghệ thuật. Trang 16 (bìa 2) dành cho chuyên mục “Vấn đề các đô thị”. Chuyên mục này làm cho tờ báo “vượt ngưỡng” mang tầm quốc gia và quốc tế. Đọc Người Hà Nội, bạn đọc am hiểu về đô thị các nước trên thế giới. Chuyên mục này sẽ có “tuổi thọ” cao và mời gọi bạn đọc đến với “Người Hà Nội”.

Tôi ngừng lời. Cụ Tô Hoài nhìn tôi và “phán”: Chuẩn y! được lắm! Cứ thế mà làm nhưng chưa phải đã hết nhiệm vụ đâu nhé! Cậu còn phải cùng Tô Hà đi nhà in để cùng nhau giải quyết công việc “bếp núc”. Quan trọng lắm mới phải xin ý kiến Tổng biên tập. Khi báo ra, cậu là người đọc đầu tiên, phát hiện ra sự cố và ngay lập tức viết điểm báo gửi cho buổi phát thanh Văn nghệ Đài Ttiếng nói Việt Nam hàng tuần.

Với nhà văn Tô Hoài, mặc dù đã có trong tay một đội ngũ trợ thủ khá tin cậy nhưng ông vẫn trực tiếp “kiểm duyệt” toàn bộ, ký duyệt các bài, kể cả mẩu tin ngắn. Sau khi làm xong những việc đó, ông thường xuyên chuyện trò vui vẻ với chúng tôi về kinh nghiệm làm báo, đọc báo bạn, công việc bếp núc trong tòa soạn, thái độ ứng xử với cộng tác viên.

Ông thường tâm sự: làm báo là “làm dâu trăm họ”, bận như con mọn nhưng kể cũng vui và không quên dặn dò: “Có những cộng tác viên háo danh, tưởng mình là “lớn” lắm. Chỉ một cái tin mà cũng đòi ký tên ở trên, kèm chức danh, học hàm học vị cho oai! Để nguyên yêu cầu của họ tưởng là trang trọng nhưng không nên vì như vậy tự mình hạ thấp vai trò vị trí của tờ báo. Ngược lại, có những tác giả lớn thực sự, họ viết rất hay nhưng lại quên đề tên mình, trường hợp này lại phải bổ sung tên và chức danh của họ. Có những bức tranh có tên tác giả hoặc có những ảnh chụp về Bác Hồ rất nổi tiếng nhưng lại đề là: Tranh hoặc ảnh “tư liệu!” Mục đích là tránh phải trả nhuận bút, điều đó rất không nên".

Nhờ bản lĩnh nghề nghiệp và sự trèo lái thiện nghệ của cụ Tô Hoài, báo Người Hà Nội đã nhanh chóng chiếm được cảm tình độc giả trên cả nước. “Tia-ra” của báo tăng lên vùn vụt. Có số báo Tết, tờ Văn Nghệ đàn anh chỉ dám in 5,5 vạn tờ. Người Hà Nội in tới 5,7 vạn tờ nhưng trước Tết đã không còn báo bán nữa!

Bước vào thời kỳ đổi mới của đất nước, báo chí cũng đang “cựa mình”. Chuyên mục “Phóng sự thành phố” đã một thời vang bóng, thu hút được nhiều bạn đọc theo dõi. Lúc ấy báo Văn Nghệ với những bút ký, phóng sự gây chấn động dư luận như: “Câu chuyện ông Vua Lốp” của Trần Huy Quang và “Cái đêm hôm ấy đêm gì?” của Phùng Gia Lộc khiến độc giả đổ xô tìm đọc.

Nhân một hôm, “thủ lĩnh” vừa ký duyệt bài xong, nhà thơ Thanh Nhàn liền “vào đề” luôn: “Bạn đọc cả nước đang hướng về Báo Văn Nghệ với những bút ký, phóng sự gây chấn động dư luận, đề nghị anh phải “ra tay”, phải “vào cuộc” để bạn đọc trở lại với báo mình!”. Nhà thơ Tô Hà cười rất sảng khoái vẻ đồng tình với Thanh Nhàn. Tôi thì im lặng chờ đợi. cụ Tô Hoài cười rất hiền.

Đôi mắt ông cũng cười theo và bằng một giọng rất hóm hỉnh: “Làm báo hay không khó nhưng giữ được cộng tác viên và bạn đọc mới là quan trọng và chỉ cần trong tay có một “ÊE- kíp” làm được việc như các bạn là mình yên tâm và giữ được một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, đủ các thế hệ yêu mến báo là đủ. Hiện tại, các cây bút cự phách như Nguyễn Tuân, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Văn Cao, Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Hoàng Ngọc Hiến, Thái Bá Vân… vẫn cộng tác thường xuyên đó sao. Cần phải hết sức bình tĩnh, từ từ và từ từ, rồi cũng đến đích. Nổi tiếng ư? Nổi tiếng kiểu ấy sẽ bị ăn đòn và không “thọ” đâu. Hãy đợi đấy!... Ông lại cười không thành tiếng.

Trong khi bọn chúng tôi đều “ngứa ngáy” chân tay, muốn “vào cuộc” thì ông bình thản giải thích và không cho phép chúng tôi làm theo kiểu ấy. Giọng ông trở nên trịnh trọng: “…Các bạn nên nhớ rằng: làm báo thời điểm này rất khó, phải như người làm xiếc, lúc nào cũng đi trên cái dây cheo leo giữa xung quanh dư luận. Kẻ chỉ rình để đánh hôi cũng không hiếm. Làm sao để mình chỉ đung đưa thôi mà không bao giờ bị ngã xuống. Điều quan trọng là phải tránh không gây ra những lỗi chính trị. Cái này khó lắm, tôi có đứng ra “giơ đầu chịu báng” cũng chẳng ăn thua gì. Mà chính trị thì có khi chỉ một câu, một chữ do mình vô ý duyệt bài, mà tác giả họ “gài” lại có ý khác, là chết đấy. Khi tôi đi công tác xa, các bạn để lọt lưới bài “Quán cà phê xanh” hay phóng sự:  “Pháo! pháo” là cần rút kinh nghiệm. Nói thì dễ nhưng cụ Tô Hoài thừa biết là khó tránh khỏi. Truyện ngắn “Xem lụt” hoặc phóng sự thành phố: “Thỉnh một tiếng chuông”, đặc biệt là bài: “Pháo! Pháo!” khi Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị cấm sản xuất và đốt pháo mà vô tình vẫn để lọt, cứ in. Bản báo phải tạm thời đóng cửa một thời gian là không oan ức gì. Nói như vậy thôi, từ nay mọi sự cố diễn ra mà bị “rung chuông” thì cứ đổ lỗi cho tôi, vì tôi là người chịu trách nhiệm cuối cùng mà! Chẳng hạn như tranh bìa của một tờ báo Tết do họa sĩ Thành Chương vẽ chỉ hai màu đen trắng, khá đẹp. Khi in ra, tòa soạn nhận được cú điện thoại của Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Trần Hoàn ra lệnh thu hồi! Tô Hà và tôi xanh mắt mèo bèn đạp xe và mang tờ báo vào bệnh viện “Việt Xô” để ông xem. Xem xong ông cười: có vấn đề gì đâu, vẫn là một tờ báo Tết có tranh bìa đẹp! Để mình điện thoại trực tiếp. Báo vẫn cứ phát hành, tội đâu mình chịu. Bìa số báo ấy cũng không phải ông ký duyệt vì ông đang nằm viện. Cụ Tô Hoài dạy tôi, dạy cả thế hệ chúng tôi làm báo. Cụ không những là cây đại thụ trong “làng” vVăn mà còn là cây đại thụ trong “làng”  Báo ở Việt Nam.

Ngày sinh lần thứ 90 của nhà văn Tô Hoài

Ngày 18/5/2010, mới từ sớm, tại hội trường Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội số 19 phố Hàng Buồm -– Hà Nội khá rộng nhưng đã chật ních người đến dự để mừng đại thọ nhà văn Tô Hoài bước vào tuổi 90, với sự hiện diện của các nhà văn, nhà văn hóa, nhà báo, các phóng viên báo chí, truyền hình đến chúc mừng ông, như Phan Quang (nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam), nhà văn Vũ Tú Nam (nguyên Tổng thư ký Hội Nnhà văn Việt Nam), nhà thơ Bằng Việt (Đương kim Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật (LH VHNT Hà Nội); các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà văn hóa tiêu biểu cho các thế hệ như “Nhà Hà Nội học” Nguyễn Vinh Phúc, GS. Hoàng Ngọc Hiến, GS. Nhà giáo nhân dân Hà Minh Đức, GS. Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu phê bình văn học Nguyễn Thị Ngọc Trai, Phạm Xuân Nguyên, nNhà thơ Vân Long… các Nghệ sĩ nhân dân: Phạm Thị Thành (sân khấu), Đào Trọng Khánh, Đan Thiết Thụ…(điện ảnh), đại diện các cơ quan báo chí thông tấn và đông đảo cán bộ nhân viên cơ quan Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Tiễn biệt nhà văn Tô Hoài ra đi ở tuổi 94

Nhà văn Tô Hoài mất rồi! Không biết nhà thơ trẻ Phương Thảo -– tác giả bài viết “Hà Nội vẫn còn ông Tô Hoài” đã biết tin chưa nhưng tôi dám chắc tin buồn đó bay đi rất nhanh, từ các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học đến các khu lao động đông dân ai cũng tiếc thương cho sự ra đi vì bạn đọc Hà Nội và cả nước không còn ông Tô Hoài nữa!

Sáng 17/7/2014, lễ viếng và lễ truy điệu, tiễn đưa nhà văn Tô Hoài được cử hành trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông – Hà Nội. Trời Hà Nội sầm sập đổ mưa như trút nước ngập tràn trên đường phố nhưng không ngăn được từng dòng người, từ văn sĩ, nghệ sĩ, trí thức, các nhà khoa học, cán bộ lãnh đạo các ngành, từng đoàn thiếu nhi đội mưa kéo đến dự lễ viếng, lễ truy điệu và tiễn biệt nhà văn lớn Tô Hoài, tác giả “Dế mèn phiêu lưu ký” về nơi an nghỉ cuối cùng, trong gương mặt từng người buồn rầu mắt đỏ hoe vì tiếc thương và không ai mong muốn trước sự ra đi của ông lại nhanh chóng đến như vậy.

Nhiều vòng hoa lớn mang theo dòng chữ “Vô cùng thương tiếc nhà văn Tô Hoài” được xếp hai bên linh cữu nhà văn Tô Hoài của các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước như: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cùng nhiều nhà lãnh đạo khác. Đoàn đại biểu Thủ đô Hà Nội do Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị dẫn đầu cùng đại diện các cơ quan: Thành ủy, Ủy ban Nnhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Hà Nội, đoàn Văn Nghệ sĩ thuộc Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam do nhà thơ Hữu thỉnh, đoàn lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Thông tin – Du lịch và Thể thao, đoàn Bộ Thông tin và Truyền thông, đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, đoàn Hội Nhà văn Hà Nội, đại diện các cơ quan Thông tấn – báo chí Trung ương và Hà Nội cùng rất nhiều các Văn nghệ sĩ lớn qua các thế hệ, bạn đọc thân cận cũng đến dự lễ tang và truy điệu nhà văn Tô Hoài.

Đặc biệt là các gia đình cố nhà văn bạn bè như Thạch Lam, Nam Cao, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Huy Tưởng, Bùi Hiển, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Kim Lân, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Đình Thi… đều có mặt trong tang lễ nhà văn Tô Hoài. Nhà văn Vũ Tú Nam (nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam) trong tâm trạng gần như khóc, khi ngồi ghi những dòng cảm tưởng: “…Vĩnh biệt anh, người bạn vong niên yêu kính mà vợ chồng tôi luôn nhớ tiếc. Vĩnh biệt cây đại thụ văn nghệ của nước nhà!”.

Ngoài trời Hà Nội vẫn mưa nặng hạt. Trong niềm tiếc thương, nhà văn Võ Thị Xuân Hà mắt đỏ hoe đang sụt sùi. Những giọt nước mắt thấm vào đầu ngọn bút: “Hôm nay, trời mưa tầm tã khóc bác Tô Hoài. Những chú Dến Mèn nằm im không cất nổi thanh âm. Chỉ có mưa và ngòi bút này nói hộ cho lòng người – nước mắt lại tràn mi, chúng con luôn luôn học bác tấm lòng với quê hương, tinh thần lao động, sáng tạo quật cường… Con xin vĩnh biệt bác Dế Mèn yêu kính!”.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam không nén nổi xúc động vì mới bốn năm trước (2010) ông thay mặt Hội Nhà văn Việt Nam cung kính tặng hoa chúc mừng nhà văn Tô Hoài mạnh khỏe, sống lâu, minh mẫn bước vào tuổi 90.

Vậy mà… ông vừa viết vừa khóc: “Nhà văn Tô Hoài mất đi, ông đã đem theo một sự nghiệp lớn của người cầm bút trên 70 năm. Ông là tấm gương lao động tận tụy, nghiêm cẩn, tích lũy vốn sống. Ông đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để nói về con người và đất nước Việt Nam mà ông vô cùng yêu mến. Đặc biệt là những người cùng khổ, những người lao động ở thị thành, những người dưới đáy xã hội dành quyền sống, quyền làm người, giành độc lập tự do cho đất nước. Tên tuổi và sự nghiệp của nhà văn Tô Hoài sẽ sống mãi với “Dế Mèn phiêu lưu ký” đã và sẽ trở thành người bạn tri kỷ của hàng triệu, hàng triệu trẻ em Việt Nam và thế giới”.

Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Lliên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội xem nhà văn Tô Hoài như người anh đáng kính, người bạn lớn của Văn nghệ sĩ, các nhà trí thức, khoa học, của nhân dân lao động ở mọi thế hệ, tầng lớp, không chỉ ở Hà Nội hay Việt Nam: “…với chất hiền triết dân dã và tấm lòng ưu ái đối với những số phận vất vả, nghèo khổ dưới đáy xã hội, ông xứng đáng là người bạn lớn của nhân dân lao động, của tất thảy những người cần lao. Văn học thiếu nhi mang ơn ông như một người báo hiệu cho tương lai. Người Hà Nội giữ mãi trong ký ức về ông như một công dân ưu tú, một gương mặt không thể phai mờ”. .

Không nói đến văn đàn trên thế giới. Với tôi, nước Pháp là một quốc gia văn minh, có nền văn học lớn, có tầm ảnh hưởng, có sự giao thoa với nền vVăn học Việt Nam. Nước Pháp mất đi một Vôn- –te, một  Guy đơ Mô-pa-xăngG.Đờ mô pát-xăng, một Victor Hugo… Vichto Huy Gô…cũng như Việt Nam đã và đang mất đi một Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi… và hôm nay nữa, là Tô Hoài -– Ông Dế Mèn vô cùng kính yêu của bạn đọc Việt Nam. Thật đáng tiếc, nhưng đó là quy luật bất khả kháng!

Xin vĩnh biệt cụ Tô Hoài - nhà văn lớn, nhà báo tài ba, người thầy đáng kính của nhiều thế hệ viết văn, làm báo!

Hà Nội 2014-  2021

Hoàng Kim Đáng

Đặc sắc truyện ngắn Kim Lân
Đặc sắc truyện ngắn Kim Lân

Kim Lân (1920 - 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn, thường viết về nông thôn và người nông dân, có sáng tác trải qua...

Tin liên quan

Tin mới nhất

Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025): Hải Phòng – 70 năm một hành trình vươn lên mạnh mẽ

Kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025): Hải Phòng – 70 năm một hành trình vươn lên mạnh mẽ

Ngày 13/5/1955 đánh dấu thời khắc lịch sử: Những tên lính Pháp cuối cùng rời gót, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược tại Việt Nam. Hải Phòng hoàn toàn giải phóng. Từ một thành phố cảng từng oằn mình trong khói lửa chiến tranh, Hải Phòng đã từng bước chuyển mình mạnh mẽ, trở thành trung tâm kinh tế động lực quan trọng của miền Bắc và cả nước. 70 năm nhìn lại, đó không chỉ là hàn

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng – góc nhìn từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng – góc nhìn từ Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

Mỹ thuật đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng có vai trò quan trọng trong tái hiện lịch sử, tôn vinh truyền thống đấu tranh của dân tộc và giáo dục lòng yêu nước. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam không chỉ lưu giữ những tác phẩm có giá trị, mà còn góp phần thúc đẩy sáng tác thông qua các hoạt động triển lãm, sưu tầm và vận động nghệ thuật. Tuy nhiên, hoạt động sáng