Cha mẹ không "nhẫn tâm" với con cái, giáo dục nhiều cũng vô ích

Dù yêu thương con cái nhiều như thế nào, cha mẹ cũng cần phải biết buông tay đúng lúc và nhẫn tâm trong một số trường hợp.

Có những đứa trẻ tuy đã lớn nhưng vẫn còn đợi mẹ đút ăn, mặc quần áo, tắm rửa… Cha mẹ cũng vì thương con, không muốn con chịu khổ nên toàn làm thay mọi thứ. Khi đứa trẻ lớn lên, họ mới bắt đầu nhận ra sai lầm của mình khi bảo bọc con quá kỹ.

Cha mẹ không "nhẫn tâm" với con cái, giáo dục nhiều cũng vô ích - 1

Có một câu hỏi và câu trả lời trên trang Zhihu: “Cảm giác như thế nào khi được cha mẹ bảo bọc quá kỹ?”

Có một câu trả lời gây sốc: “Tôi cảm thấy không thể tự lo cho cuộc sống của mình, tương lai mờ nhạt, chỉ cần đối mặt với chút khó khăn là sẽ khóc”.

Các bậc nhìn xa trông rộng rất nhẫn tâm trong việc giáo dục con cái. Họ sẽ không để con mình sống quá thoải mái ở độ tuổi chúng có thể chịu đựng được khó khăn, không được nuông chiều ở độ tuổi chúng cần học, phải biết cố gắng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Cha mẹ cần để con cái nếm mùi thất bại

Nhà giáo dục người Mỹ Barbera Ross từng nói: “Cha mẹ phải cho con cái biết rằng, con đường trưởng thành không hề suôn sẻ, thành công đi kèm với gian khổ, thăng trầm”.

Cha mẹ không "nhẫn tâm" với con cái, giáo dục nhiều cũng vô ích - 2

Có một cô gái từ nhỏ tới lớn đều là học sinh giỏi. Tuy nhiên, 1 tháng sau khi trúng tuyển vào một trường cấp 3 trọng điểm, cô đã bỏ học. Lý do sau đó khiến ai cũng sốc.

Trước đó, điểm số của cô gái này luôn thuộc loại cao nhất nên được cha mẹ và giáo viên đặc biệt cưng chiều. Sau khi vào trường mới, điểm số bỗng tụt dốc, giáo viên không quan tâm nhiều, có nhiều bạn giỏi xung quanh, cô không còn là trung tâm của mọi người nữa.

Cô cảm thấy mình thua kém bạn bè nhiều, áp lực và cảm giác chênh lệch quá lớn khiến cô không chịu nổi và muốn bỏ cuộc.

Sự thất vọng có thể quyết định sự thành công và hạnh phúc của cuộc đời hơn cả chỉ số IQ và học vấn.

Cha mẹ nên cho con cái nhiều cơ hội đối mặt với khó khăn, biết cách giải quyết vấn đề, để nâng cao khả năng chống chọi với thất bại.

Chỉ khi cha mẹ nhẫn tâm để con cái phải chịu thất bại, trẻ mới có dũng khí đối mặt với thất bại và khả năng phải chịu đựng khó khăn trong tương lai.

Cha mẹ cần rèn tính kỷ luật cho trẻ

Tiến sĩ Scott Pike (Mỹ) từng nói: “Kỷ luật bản thân là công cụ quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề và là cách quan trọng nhất để loại bỏ những nỗi đau trong cuộc sống”.

Cha mẹ không "nhẫn tâm" với con cái, giáo dục nhiều cũng vô ích - 3

Có một cô gái kể lại câu chuyện của mình khi còn nhỏ: “Mẹ ơi, hôm nay con không muốn tập đàn nữa”.

Mẹ cô gái trả lời: “Con gái yêu của mẹ. Có thể sau khi tập đàn vài tiếng, ngón tay của con sẽ bị đau, nhưng con vẫn cần phải kiên trì, chơi ít hơn một chút cũng không sao, miễn là không được bỏ cuộc”.

Cô giải thích rằng từ khi 3 tuổi, cha mẹ đã yêu cầu cô tập đàn 3 tiếng mỗi ngày. Cô cảm thấy rất vất vả, không hiểu tại sao cha mẹ lại ép mình như vậy nhưng giờ đây cô rất biết ơn họ.

Bởi vì chính những yêu cầu khắt khe của cha mẹ đã rèn cho cô được thói quen tự giác, biết kỷ luật bản thân, cố gắng chịu đựng khó khăn trong thời gian dài để đạt được thành công.

Chỉ bằng cách rèn luyện tính tự giác, trẻ sẽ ngày càng trở nên tốt hơn.

Nhất định phải rèn cho con cái yêu thích việc đọc sách

Xu Mengnan, một sinh viên đại học ở tỉnh An Huy, Trung Quốc vào năm 2008 đã cố tình thi trượt trong kỳ thi tuyển sinh đại học.

Trong 10 năm tiếp theo, Xu Mengnan nhảy việc nhiều nhà máy khác nhau, làm đủ thứ công việc nặng nhọc tay chân. Sau những bộn bề của cuộc sống, anh ngồi lại ngẫm về tương lai và nhận ra rằng, đọc sách, học tập mới là sự lựa chọn tốt nhất.

Cha mẹ không "nhẫn tâm" với con cái, giáo dục nhiều cũng vô ích - 4

Nhà văn và là Bộ trưởng Văn hóa đầu tiên của Đài Loan Lung Yingtai từng nhắn nhủ con mình rằng: “Con ơi, mẹ yêu cầu con phải học chăm chỉ không phải vì muốn con so sánh điểm số với người khác, mà vì mẹ mong con được quyền lựa chọn trong tương lai”.

Đọc sách, học tập là cách tốt nhất để thay đổi vận mệnh của một người. Cha mẹ đủ “nhẫn tâm” ép con mình đọc sách, sau này chúng mới có thể sống tự lập, làm nên nghiệp lớn.

Tiến sĩ Montessori nói: “Cha mẹ quen với việc phục vụ con cái, điều này không chỉ là nô lệ cho trẻ mà còn rất nguy hiểm. Giáo dục trước hết phải hướng trẻ đi con đường tự lập, đây là vấn đề then chốt của nền giáo dục.

Chỉ khi trẻ học được cách tự lập, sau này chúng mới có thể tự mình đối mặt và giải quyết các vấn đề của bản thân, con đường ngày càng rộng mở”.

PHONG HÀ (Theo Aboluowang)

Tin liên quan

Tin mới nhất