Một nhạc sĩ cả đời làm… quan
Có một nhạc sĩ làm quan khá độc đáo là Vĩnh Cát. Độc đáo ở mấy khía cạnh: Thành danh nhạc sĩ, có “ghế” từ khá sớm. Ngoài 20 tuổi đã nổi tiếng với bài hát "Bạn ơi lắng nghe Bến Hải tâm tình". 30 tuổi đã làm Chủ nhiệm Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). “Độc đáo” còn ở chi tiết nữa: Hơn 30 năm ông chỉ thăng tiến từ nấc trưởng phòng đến nấc giám đốc sở rồi về hưu. Và bao trùm lên tất cả là một tính cách khá độc đáo, khác người.
Ở nước ta, khá nhiều văn nghệ sĩ từng đã và đang làm quan. Người ở đúng lĩnh vực của mình, kẻ phiêu bạt sang môi trường khác để chuyện cầm bút chỉ là cái nghiệp rất xa với lĩnh vực mình đang quản lý. Nghệ sĩ mà thành quan thì tài năng chỉ ở mức “thường thường bậc trung”, nếu không nói là đuối so với đồng nghiệp.
Nhưng đã có những gương mặt văn nghệ cầm bút cũng vững vàng mà làm quan cũng… ra trò. Đó là những Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh (thơ), Nguyễn Trí Huân, Xuân Đức (văn, kịch), Trần Hoàn, Huy Du, Trọng Bằng, Phạm Minh Tuấn, Nguyễn Văn Thương (nhạc)... và nhiều gương mặt xuất sắc ở nhiều chủng loại nghệ thuật không thể kể hết.
Có một nhạc sĩ làm quan khá độc đáo là Vĩnh Cát. Độc đáo ở mấy khía cạnh: Thành danh nhạc sĩ, có “ghế” từ khá sớm. Ngoài 20 tuổi đã nổi tiếng với bài hát Bạn ơi lắng nghe Bến Hải tâm tình. 30 tuổi đã làm Chủ nhiệm Khoa Sáng tác Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam). “Độc đáo” còn ở chi tiết nữa: Hơn 30 năm ông chỉ thăng tiến từ nấc trưởng phòng đến nấc giám đốc sở rồi về hưu. Và bao trùm lên tất cả là một tính cách khá độc đáo, khác người.
Gặp Vĩnh Cát bây giờ rất dễ dàng, chỉ cần bấm số điện thoại là lập tức sẽ nhận ngay được giọng ông ở đầu dây bên kia. Vẫn tiết tấu nhanh như líu cả lưỡi, ông có chất giọng “téno” khá trẻ trung (chỉ nghe giọng, người ta nghĩ ông chỉ ở độ tuổi 60, mặc dù nay đang tiến tới 90) và trả lời vui vẻ:
- Vĩnh Cát đây. Ai đấy? Xin mời nói đi!
Vĩnh Cát là người có nhiều duyên. Duyên thứ nhất là duyên tình. Nhìn bề ngoài con người thấp lùn với cái bụng quá cỡ, lại có làn da xam xám, ít ai nghĩ ông có thể là đối thủ đáng gờm của bất kỳ đấng mày râu đào hoa nào. Vậy mà khi ông nở nụ cười thì hãy coi chừng: Hàm răng đều đặn nhô ra một chiếc răng nanh thật là duyên và hóm. Đôi mắt sáng và rất sinh động mỗi lúc nói chuyện khiến ông trở nên linh hoạt, tươi tắn đã khiến người ta quên những nhược điểm hình thể như đã nói.
Láu táu, lắp bắp là một nhược điểm hạn chế nhiều chất đàn ông của những bậc nam nhi. Nhưng riêng Vĩnh Cát, điều đó lại tạo nên nét duyên riêng cho ông. Ông nói nhanh nhưng không hề mất đi vẻ oai phong, bệ vệ. Về năng lực tư duy, cảm xúc và phong cách, ông còn trẻ hơn nhiều người có khi còn kém ông đến mươi, mười lăm tuổi.
Chuyện rằng lúc chưa lấy vợ, đang là giảng viên trường âm nhạc, ông cùng một người bạn đồng nghiệp - cũng là một nhạc sĩ có chút tên tuổi - đến dàn dựng văn nghệ cho một cơ quan nọ. Ông bạn này để ý đến một cô gái nhưng không bén duyên, bèn gợi ý Vĩnh Cát… tiếp quản. Lúc này, Vĩnh Cát mới chú ý thì thấy cô gái cũng “sạch nước cản”, ăn nói lễ phép, có duyên, lại con nhà gia giáo. Chàng kia nói với Vĩnh Cát: “Cậu xem, có được không thì xông vào. Tớ rút lui vì phát tín hiệu nhiều mà cô nàng chẳng bắt. Bỏ thì uổng. Thôi, lọt sàng xuống nia. Chúng mình là bạn nhau. Vào tay kẻ khác, phí. Lao vào nhé, tớ giúp một tay”.
Thế là Vĩnh Cát lao vào, mà cũng chẳng phải làm gì vất vả. Cô gái quý trọng chàng nhạc sĩ trẻ có tên tuổi, lại là đảng viên, giảng viên trường âm nhạc. Oách lắm chứ. Thời ấy người ta đến với nhau là nhìn vào cái tình cảm chân thật, sau đó xem tới thân thế gia phong, nề nếp gia đình, chứ không nặng về tiền bạc như bây giờ. Thế là tình yêu đến với Vĩnh Cát khá suôn sẻ. Cô gái duyên dáng, nết na ấy chính là vợ Vĩnh Cát bây giờ. Nhiều chục năm qua, giờ đây, mỗi khi nhắc lại “chuyện tình bên cơ quan” của cặp vợ chồng nhạc sĩ - tài chính (chẳng là bà từng nhiều năm phụ trách công tác tài vụ của một Sở ở Hà Nội), họ chỉ cười với vẻ thích thú, mãn nguyện.
Nhạc sĩ Vĩnh Cát
Khi Vĩnh Cát ngồi ghế quản lý, nếu không biết ông đang là nhạc sĩ thực thụ với nhiều trước tác chững chạc thì người ta sẽ thấy ông làm quan đâu ra đấy, cả với nghĩa nội dung lẫn hình thức. Bụng ông phình to hơn trước, kéo tụt bớt chiều cao vốn dĩ đã rất khiêm tốn. Có một thời ông đi được chiếc xe Java màu xanh của Tiệp thì bây giờ ngay cả xe đạp cũng đã quên. Ông quan cách hơn cả mọi người quan cách khác. Ai chẳng hiểu ông thì ngại gần bởi ông có một cái uy nào đó khiến nhiều kẻ cấp dưới như run bần bật trước ông, nhất là khi họ trót làm điều thất thố. Còn trong công vụ, ông đã thực thi được khá nhiều việc đạt hiệu quả cao, mà toàn việc đáng kể, dẫu cuối cùng nhiều việc còn dang dở, con tàu chưa tới đích và có những đứa con hiếu thảo bị ông bỏ lại giữa chợ bơ vơ.
Vĩnh Cát có những cái khù khờ rất đáng yêu. Chẳng hiểu ông khù khờ thật hay biết mà vẫn chẳng để tâm. Đó là việc một vài thuộc hạ từng được ông nâng đỡ nhiều, nhưng đã ngầm phản, vậy mà ông không hề biết, vẫn vun vén cho họ để cuối cùng họ vớ được… đĩa cá rán. Còn thì lại có những đứa con hiếu thảo nào đó đã bị ông vô tình lãng quên, đã như một vật tế thần cho tới phút chót khi ông xuống yên ngựa, vào quán uống trà. Ông vừa cao thượng lại vừa vô tâm là thế. Phải chăng đó là sai lầm lớn của ông, xét về phương diện trái tim, thế thái nhân tình? Nhưng vì ông là một nghệ sĩ đích thực, người ta đã cảm thông.
Trước hết số đông công chúng sớm biết đến Vĩnh Cát bởi ông là tác giả của những bài hát hay từ khi còn rất trẻ. Vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, đấu tranh thống nhất đất nước là một đề tài thôi thúc mạnh mẽ người sáng tác. Nếu Câu hò bên bến Hiền Lương của Hoàng Hiệp mang đậm chất dân ca miền Trung với nỗi niềm tha thiết nhớ quê hương miền Nam thì Bạn ơi lắng nghe Bến Hải tâm tình của Vĩnh Cát bên cạnh cái tâm tư trĩu nặng của tác giả trước tình trạng sông Bến Hải bị chia cắt đã vút lên niềm lạc quan, tràn đầy tin tưởng ở ngày đất nước được thống nhất, Nam Bắc sum họp một nhà.
Ngược lại, ở mảng đề tài đi khai hoang, xây dựng Tổ quốc, nếu Trên đường ta đi tới của Bửu Huyền phơi phới, sôi nổi, thì Vườn nhãn quê hương của Vĩnh Cát lại dìu dặt, bâng khuâng, say đắm, trĩu nặng kỷ niệm với xứ sở nhãn lồng Hưng Yên. Đến nỗi một chuyện khôi hài đã xảy ra: Khi bài hát ra đời (1960), có một số người đã lên tiếng phản đối và đề nghị không cho phổ biến vì họ cho rằng viết về việc đi khai hoang mà cứ nói mãi về vẻ đẹp nên thơ của “vườn nhãn quê hương” ở Hưng Yên thì ai còn thiết đi đâu nữa, mặc dù trong lời ca, tác giả đã viết: “Hỡi quê mới thân yêu! Ta cùng người trồng nhãn mới”.
Hai ca khúc vừa nhắc, Vĩnh Cát viết năm 1960, lúc kết thúc khoá học trung cấp sáng tác ở trường Âm nhạc Việt Nam (khoá 1955 - 1959). Khi ấy, ông mới ngoài 20 tuổi. Nhưng trong lĩnh vực sáng tác khí nhạc, Vĩnh Cát còn có mặt sớm hơn. Năm 1958, ông đã viết tiểu phẩm cho đàn piano độc tấu có tên Tiếng võng ru.
Năm 1960, ngay sau khi học xong trung cấp sáng tác, ông viết nhạc cho vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam có quy mô lớn. Đó là vở Hái hoa dâng Bác, một tổ khúc giao hưởng được viết nhân dịp kỷ niệm lần thứ 70 sinh nhật Bác Hồ. Và cũng là tác phẩm âm nhạc đầu tiên ở Việt Nam viết cho dàn giao hưởng diễn tấu. Trước đó, dàn nhạc này chỉ biểu diễn tác phẩm nước ngoài, chưa dàn dựng tác phẩm nào của nước ta. Phải nói chi tiết này để thấy giá trị lịch sử lớn của tác phẩm, bên cạnh giá trị nghệ thuật.
Sau thành công đó, trong lúc dạy trung cấp âm nhạc, ông đã hoàn thành một số tác phẩm: Bản concerto cho đàn violon và dàn nhạc mang tên Niềm vui trở về đội ngũ, bản giao hưởng thơ Tuổi trẻ anh hùng lấy cảm xúc từ việc đọc tác phẩm Sống như anh viết về cuộc đời bất tử của Nguyễn Văn Trỗi. Thời gian thực tập ở Liên Xô (cũ), Vĩnh Cát viết giao hưởng số 1 với cảm hứng anh hùng ca về cuộc chiến đấu hiện tại của dân tộc. Bản giao hưởng này được ông sáng tác vào thời gian năm 1968 - 1969 gồm 3 chương với độ dài 45 phút. Đây là một tác phẩm bề thế vào bậc nhất trong các giao hưởng Việt Nam xét về phương diện quy mô, biên chế dàn nhạc và các thủ pháp sáng tác đối với loại hình giao hưởng. Tác phẩm này của Vĩnh Cát được nhiều nhạc sĩ nước ngoài đánh giá cao. Gần đây, ông cho công bố bản giao hưởng rất có giá trị Cuộc đối đầu lịch sử.
Chính vì là người rất sở trường sáng tác khí nhạc mà khi viết ca khúc Vĩnh Cát cũng mang đậm tư duy của người viết nhạc không lời để tạo nên bề dày, chiều sâu của âm thanh bên cạnh cái uyển chuyển chải chuốt của giai điệu. Sa Pa thành phố trong sương là một ca khúc mang đậm phong cách thính phòng, bác học thể hiện rõ phong cách viết bài hát của Vĩnh Cát: Giai điệu đẹp, lại rất giàu yếu tố hòa thanh. Ở ca khúc này, tác giả đã tìm được một hình tượng âm nhạc gây cảm giác xa xăm, mờ ảo chập chờn ẩn hiện:
“Anh chỉ nghe em hát
Vang lên giữa biển mây…”
Ngôi sao Hà Nội lại gần gũi với phong cách nhạc nhẹ, chứng tỏ Vĩnh Cát cũng có thể viết nhạc nhẹ hay bởi bài hát được số đông bạn trẻ ưa thích. Đến Sông Đà nhịp điệu mùa xuân, Vĩnh Cát sử dụng chất liệu ca trù nhưng đã được hiện đại hoá, tạo cho ca khúc một dáng vẻ mới mẻ, bề thế rất phù hợp với việc biểu hiện một dòng sông có công trình thuỷ điện thế kỷ. Bài hát mới nghe thấy có vẻ trúc trắc, nhưng nghe kỹ thấy thú vị vì tác giả tư duy hoà thanh rất tinh tế. Bài hát này không uyển chuyển, trôi chảy về giai điệu mà hiện lên những mảng âm thanh sáng tối xen kẽ gây ấn tượng khá độc đáo.
Tôi cũng lấy làm ngạc nhiên khi biết Vĩnh Cát viết được một loạt ca khúc về tình yêu trai gái - chỉ nghe cái tên bài hát đã thấy ướt át, lãng mạn: Sầu lỡ (1991), Thuở ấy tình yêu (1994), Kỷ niệm trái tim (1990), Nụ hôn đầu (1990). Để ý năm sáng tác, thấy ông viết trong giai đoạn làm Giám đốc Sở Văn hoá Hà Nội. Tôi ngạc nhiên vì công việc bộn bề là thế, đầu ông trong suốt những năm tháng làm quan văn hoá ở Hà Nội lúc nào cũng ức chế, có thể… nổ tung. Vậy thì viết tình ca thế nào? Với tôi vẫn còn là một điều bí ẩn chưa khám phá ra. Ngọn lửa nào đốt trong tim ông để có thể viết ra những bản tình ca ấy?
Và đây nữa, điều này thì không lạ mà lại rất dễ hiểu, rất đáng vui: Từ khi về hưu, Vĩnh Cát viết được khá nhiều, toàn những cái tên bài mà chỉ nghe đã thấy yêu, thấy thương: Trái tim cầu xin, Mặt trời nhỏ của anh, Chiều Côn Sơn, Hoài niệm tên em… Có thể vì giờ đây ông đã thanh thản, đã vĩnh viễn đoạn tuyệt với những buổi bàn kín về nhân sự, đối phó với hàng núi đơn thư kiện tụng - những chuyện mà mới chỉ nghĩ đến đã khiến ông thâm quầng mắt thêm, da sạm lại, đầu ong ong, bải hoải, rã rời…
Nhưng con người ta lạ lắm. Mệt mỏi là thế, khổ thân là thế, vậy mà đâu có dễ từ bỏ. Về hưu rồi mà thỉnh thoảng ông vẫn còn nhớ những chuyến máy bay, những cuộc diễn thuyết, những chữ ký dài loằng ngoằng có khi rách cả giấy khi quyết định dứt khoát việc gì, vẫn còn nhắc đến vị này ngài nọ còn đang ngồi ở chỗ nọ chỗ kia. Những lúc ông bần thần, lưu luyến, tôi nói với ông chẳng chút dè dặt:
- Thầy ơi! Ngồi vào đàn mới khó vì mấy ai ngồi vào được. Có ngồi cũng sẽ chỉ làm hỏng đàn. Còn những chiếc ghế chốn cơ quan bao nhiêu năm thầy ngự thì ai ngồi mà chẳng được. Thầy rời khỏi, có ngay người thay đấy thôi, và họ làm cũng tốt đó thôi. “Có em thì chợ vẫn đông, em đi lấy chồng thì chợ vẫn vui”. Thầy “đi lấy chồng” rồi, có vì thế mà chợ tan đâu. Thầy có cách của thầy, họ cũng có cách của họ. Thầy tài mặt này, họ cũng giỏi mặt kia. Và nếu họ “đi lấy chồng” thì sẽ có ngay nhiều người khác như họ thay thế”. Tôi nói với ông say sưa, hùng hồn cứ như diễn thuyết ở các nơi mà quên bẵng là mình đang nói với ông thầy, người anh, cấp trên cũ. Biết mình không phải, tôi im bặt và khẽ cúi đầu.
Và Vĩnh Cát lại cười rất hồn nhiên:
- Biết rồi! Khổ lắm! Nói mãi!
Người có giọng ca vàng đó là Trần Khánh - nghệ sĩ đơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tên tuổi ông gắn liền với sự...
Bình luận