Chuẩn mã hóa mới của Apple "chấp" cả hacker dùng máy tính lượng tử

Apple vừa có một bản cập nhật bảo mật vô cùng chất lượng cho dịch vụ nhắn tin của hãng.

Theo TechRadar, iMessage chuẩn bị được tăng cường bảo mật đáng kể, khi Apple dự định triển khai giao thức “mã hóa hậu lượng tử” mang tên PQ3 cho dịch vụ này.

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng về cơ bản, PQ3 là một loại công nghệ mã hóa mới có thể tạo khóa mã hóa cục bộ cho tin nhắn iMessage trên iPhone. Tin nhắn được gửi đến máy chủ của Apple, nơi tạo một khóa mới và gửi lại cho thiết bị. Vì vậy, nếu tin tặc lấy được một trong những tin nhắn này, chúng không thể sử dụng khóa đó để truy cập vào cuộc trò chuyện của bạn.

Chuẩn mã hóa mới của Apple "chấp" cả hacker dùng máy tính lượng tử - 1

Apple triển khai chuẩn mã hóa PQ3 mới cho iMessage.

Apple đang thực hiện tất cả điều này để bảo vệ dịch vụ của công ty khỏi các mối đe dọa trong tương lai, cụ thể là "các cuộc tấn công lượng tử đầy tinh vi". Những cuộc tấn công như vậy chưa phổ biến vào năm 2024 vì máy tính có khả năng vượt qua các kỹ thuật mã hóa cao cấp hiện đại vẫn chưa tồn tại. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật đã đưa ra cảnh báo, kêu gọi các công ty trên toàn thế giới về một sự kiện được gọi là "Q-Day". Đây là ngày mà một máy tính lượng tử đủ mạnh để vượt qua hệ thống mã hóa và bảo mật của Internet được xây dựng. Và Apple đã quyết định lắng nghe.

Một tin tặc bình thường có thể sẽ không sử dụng được công nghệ mạnh mẽ này, nhưng nó có thể nằm trong tay của các tổ chức chính phủ. Apple đặc biệt lo ngại về một tình huống tấn công được gọi là "Harvest Now, Decrypt Later" (còn được gọi là “Store Now, Decrypt Later”), với việc tin tặc thu thập càng nhiều dữ liệu được mã hóa càng tốt, sau đó lưu trữ kho thông tin này cho đến ngày máy tính lượng tử đủ mạnh để phá vỡ sự bảo vệ.

Apple tuyên bố tính năng bảo vệ tăng cường này hiện đã có sẵn trên các bản dựng dành cho nhà phát triển và bản beta. Tuy nhiên, cộng đồng công nghệ vẫn chưa có bất cứ phát hiện hoặc báo cáo nào về việc trải nghiệm chuẩn mã hóa mới. Nhưng khi PQ3 chính thức ra mắt, nó có thể mang lại cho iMessage lợi thế lớn so với các nền tảng nhắn tin khác.

Chuẩn mã hóa mới của Apple "chấp" cả hacker dùng máy tính lượng tử - 2

Các cấp độ bảo mật nâng cao của mã hóa hậu lượng tử.

Lấy ví dụ, WhatsApp là mã hóa Cấp độ 1 vì nó có mã hóa đầu cuối nhưng dễ bị tấn công bằng máy tính lượng tử. Signal là Cấp độ 2 vì nó có chuẩn mã hóa PQC nhưng thiếu tính năng làm mới khóa mã hóa được đề cập ở trên.

Thanh Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về