Có đáng để hy sinh cảm giác khi sử dụng miếng dán màn hình

Việc dán miếng dán màn hình cho điện thoại cũng giống như việc đội mũ bảo hiểm xe máy mỗi khi ra ngoài.

Trong cuộc sống, có những người luôn tỏ ra thận trọng, và bản thân tác giả là một trong số đó. Mỗi khi đi du lịch, chúng ta thường đóng gói quá nhiều đồ đạc để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. Họ thậm chí sẵn sàng đến sân bay sớm hơn 1 giờ so với thời gian cần thiết, bất kể sự châm biếm đến từ bạn bè. Đó là cách mà rất nhiều người trong số chúng ta được “lập trình”.

Có đáng để hy sinh cảm giác khi sử dụng miếng dán màn hình - 1

Điều này cũng xảy ra với người dùng khi mua một chiếc smartphone cao cấp như iPhone 16 Pro hoặc Galaxy S24 Plus…. Họ không hề ngần ngại đặt hàng cả miếng dán màn hình và ốp lưng. Đối với nhiều người, việc bảo vệ một chiếc điện thoại trị giá gần 30 triệu đồng bằng một miếng dán màn hình khoảng hơn 100.000 đồng là điều hiển nhiên, đặc biệt với những ai từng trải qua cảm giác tồi tệ khi màn hình điện thoại bị nứt, và rằng miếng dán bảo vệ rẻ hơn nhiều so với việc mua bảo hiểm.

Nhưng sau vài tuần sử dụng, nhiều người có thể nhận ra rằng miếng dán màn hình đã ảnh hưởng đến độ nhạy cảm ứng của điện thoại ra sao. Nhiều người ban đầu có thể không để ý nhưng theo thời gian, chúng ta cần phải thực hiện nhiều hơn với các thao tác, điều này gây khó khăn trong một số trò chơi và khi kiểm tra thông báo. Mặc dù không phải là một vấn đề lớn nhưng nó vẫn khiến nhiều người cảm thấy khó chịu.

Lúc này nhiều người sẽ tự hỏi liệu mình có thực sự cần thiết phải bảo vệ điện thoại đến mức này. Câu hỏi này đặc biệt chú ý với những ai hiếm khi làm rơi điện thoại và không có thú cưng nào có thể gây nguy hiểm cho nó. Chiếc ốp lưng cũng đã đủ chắc chắn để bảo vệ màn hình khỏi những cú rơi thông thường. Thực tế, màn hình của chiếc điện thoại này được trang bị Ceramic Shield thế hệ mới hoặc Gorilla Glass Victus 2, có khả năng chịu được cú rơi từ độ cao một mét xuống bê tông.

Có đáng để hy sinh cảm giác khi sử dụng miếng dán màn hình - 2

Cuối cùng, nhiều người nhận ra rằng sự thận trọng của mình đã trở thành một rào cản. Việc có miếng dán bảo vệ màn hình khiến người dùng cảm thấy như đang đội mũ bảo hiểm, làm giảm tầm nhìn và trải nghiệm của mình. Mặc dù vẫn còn 1% khả năng làm vỡ màn hình, nhiều người quyết định mạo hiểm để lấy lại 2% chức năng mà tôi mình đã mất, kết quả là gỡ bỏ miếng dán màn hình điện thoại.

Mọi người cần nhớ rằng, đây không phải là một triết lý sâu sắc về cuộc sống mà chỉ là một nhận thức đơn giản: chiếc điện thoại không phải là một vật phẩm sưu tầm mà là một thiết bị được thiết kế để sử dụng và tận hưởng. Hãy tháo bỏ những rào cản và sống trọn vẹn với những gì công nghệ mang lại.

THIÊN AN

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tết ấm áp yêu thương với những người bệnh phong

Tết ấm áp yêu thương với những người bệnh phong

Mỗi dịp Tết đến xuân về các bệnh nhân mắc bệnh phong hiện sinh sống tại khu điều trị bệnh phong (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại được đón nhận sự quan tâm, thăm hỏi động viên của các y bác sĩ, các nhà hảo tâm…

Sự đoàn kết, sẻ chia giúp hồi sinh Làng Nủ

Sự đoàn kết, sẻ chia giúp hồi sinh Làng Nủ

Trận bão kinh hoàng qua đi, giờ đây những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, mầm cây mơn mởn đua nhau mọc lên từ những đổ nát, người lớn lại lên nương, các ông bà lão ngồi bên đường trò chuyện, trẻ em chạy nhảy nô đùa tíu tít tiếng cười vui... Những đau thương đã ở lại phía sau, Làng Nủ thực sự hồi sinh một cách kỳ diệu.