Sau hiện tượng Flappy Bird, cơ hội nào cho game Việt ra biển lớn?

Sau thành công của Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird, Việt Nam chứng kiến nhiều nhà phát hành game thành công trên trường quốc tế.

Game Việt "bùng nổ" sau hiện tượng Flappy Bird

Theo số liệu từ Statista, chỉ trong năm 2023 đã có tới 257 tỉ lượt tải ứng dụng di động và dự đoán sẽ có tới 7,49 tỉ người sử dụng ứng dụng di động trong năm 2025. Điều này cho thấy những cơ hội cực kỳ lớn và gần như vô hạn đối với bất cứ nhà phát hành nào.

Trong bối cảnh đó, theo bà Nana Phan - Strategic Partnerships của Yandex Ads Đông Nam Á, không có lý do gì để nhà phát hành Việt bỏ qua cơ hội lớn này. Vì với một ứng dụng chất lượng, các nhà phát hành hoàn toàn có thể tiếp cận với một thị trường tỉ đô với tiềm năng về doanh thu.

Sau hiện tượng Flappy Bird, cơ hội nào cho game Việt ra biển lớn? - 1

Flappy Bird là game Việt từng gây "sốt" toàn cầu.

"Flappy Bird của anh Nguyễn Hà Đông đã chứng minh điều này, khi trở thành một hiện tượng trò chơi trên điện thoại thông minh, nhận được từ 2 - 3 triệu lượt tải mỗi ngày và thu hút hàng trăm triệu người chơi trên thế giới, chỉ từ một ứng dụng trò chơi rất đơn giản nhưng vô cùng cuốn hút", bà Nana Phan nói trong một cuộc phỏng vấn.

"Các nhà phát hành ứng dụng Việt Nam, đặc biệt là nhà phát hành ứng dụng, game rất tài năng và có rất nhiều cơ hội chinh phục thị trường nước ngoài. Sau thành công của Nguyễn Hà Đông với Flappy Bird, chúng ta cũng đã chứng kiến rất nhiều nhà phát hành game Việt như VNG, iKame, Amanotes, Gamota, IndieZ... đang có được những thành công nhất định trên thị trường quốc tế", bà nhận định.

Theo bà Nana Phan, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các nhà phát hành ứng dụng di động với 88,9% dân số sử dụng điện thoại thông minh, có lượt tải ứng dụng cao thứ hai trong khu vực Đông Nam Á và top đầu châu Á. Điều này mang lại cơ hội để các nhà phát hành có thể phát triển hoạt động của mình trong nước, thu hút nguồn người dùng trung thành và tạo nền tảng vững chắc để mở rộng ra thị trường nước ngoài.

"Đa phần các ứng dụng Việt Nam đang phổ biến trên thế giới là ứng dụng trò chơi. Thị trường nước ngoài cũng rất ưa thích các ứng dụng tiện ích (chỉnh sửa ảnh, video, ứng dụng nhắc nhở, lên kế hoạch,...) hay các ứng dụng du lịch, giải trí. Đây đều là những nhóm ứng dụng mà nhà phát hành Việt có lợi thế, đặc biệt là với nguồn nhân lực có trình độ cao", bà Nana Phan chia sẻ.

"Bí kíp" khi đưa game Việt ra quốc tế

Khó khăn lớn đầu tiên và lớn nhất của nhà phát hành game là thấu hiểu được người dùng. Đây là điều cốt lõi nếu muốn thu hút người dùng chất lượng và cải thiện hiệu suất ứng dụng. Họ cần phải hiểu được nhu cầu, thói quen, những khó khăn hoặc vướng mắc mà người dùng gặp phải khi sử dụng sản phẩm của nhà phát hành.

Sau hiện tượng Flappy Bird, cơ hội nào cho game Việt ra biển lớn? - 2

Phát hành game ra thị trường quốc tế đòi hỏi nhà phát triển phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng cần phải quan tâm tới việc bản địa hóa ứng dụng, điều tối quan trọng giúp sản phẩm trở nên gần gũi và liên quan hơn tới đời sống của người dùng. Điều này đòi hỏi nhà phát hành phải hiểu được văn hóa, lối sống của thị trường mình đang nhắm tới.

Một điều nữa không kém phần quan trọng là nhà phát hành phải nắm được khung pháp lý tại địa phương. Đôi khi, các nhà phát hành gặp phải rất nhiều khó khăn về mặt giấy tờ và thủ tục khi phát hành ứng dụng tại một thị trường nước ngoài. Nếu không hiểu được luật pháp sở tại, nhà phát hành có thể vô tình vi phạm quy định pháp lý từ các nội dung trên ứng dụng của mình, gây ảnh hưởng tới danh tiếng và hoạt động của nhà phát hành.

Bên cạnh đó, nhà phát hành cũng cần hiểu được thị trường và đối tác của các khu vực này. Phần lớn các nhà phát hành Việt hiện tại không có đội ngũ nghiên cứu thị trường chuyên biệt, khiến họ gặp khó khăn trong việc thấu hiểu các thị trường nước ngoài, đặc biệt là những nơi có phần xa lạ với nhà phát triển Việt như thị trường châu Âu, Trung Đông hay Mỹ La-tinh.

Để hỗ trợ các nhà phát hành game Việt giải quyết bài toán này, Yandex Ads đã giới thiệu các giải pháp như AppMetrica giúp phân tích ứng dụng (App Analytics), qua đó giúp các nhà phát hành đưa ra các quyết định liên quan đến cải tiến sản phẩm hay phân bổ nguồn lực. Hay Easy Monetization của Yandex Ads sẽ giúp các nhà phát hành xây dựng và tối ưu hóa hệ thống nhằm gia tăng doanh thu từ ứng dụng của mình.

Nhìn chung, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường ứng dụng di động toàn cầu, các nhà phát hành Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Điều quan trọng là họ cần trang bị kiến thức, hiểu rõ thị trường mục tiêu, và tận dụng những lợi thế sẵn có để chinh phục các thị trường mới.

Ngọc Phạm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thúc đẩy tài chính xanh – Hướng tới Mục tiêu Net-Zero tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh – Hướng tới Mục tiêu Net-Zero tại Việt Nam

Nhằm chia sẻ tri thức và kinh nghiệm về phát triển tài chính xanh, dự kiến ngày 20/5 tới đây, Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam” sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng đồng tổ chức.

Những bài học nông thôn và triển vọng của văn chương về “tam nông” nhìn từ văn hóa

Những bài học nông thôn và triển vọng của văn chương về “tam nông” nhìn từ văn hóa

“Những bài học nông thôn” là một trong những thiên truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dầu gốc gác là cư dân chốn thị thành Kinh kỳ nhưng nhà văn luôn thắc thỏm “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”, “Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê”,... Phải có một nguyên cớ sâu xa nào đó nhà văn mới tạo ra những diễn ngôn đầy ngụ ý như thế vì “Văn chươ